Muốn triệu view? Đừng ép Creator nhồi tính năng. Hãy để họ kể một câu chuyện.

Đây là bài học tôi nghiệm ra sau nhiều lần làm việc với các brand lớn nhỏ – đặc biệt là khi triển khai Influencer Marketing ở REVU:
Không phải nội dung nào cũng cần “câu view”. Nhưng nếu bạn muốn người ta dừng lại, xem – và chia sẻ, thì hãy để Creator kể một câu chuyện.
Không phải lý thuyết suông. Đây là sự thật chúng tôi đã chứng kiến – từ các chiến dịch thực tế và những đối chiếu rất rõ ràng giữa “content thông tin” và “content cảm xúc”.
Bước 1: Hiểu bản chất của storytelling truyền cảm hứng
Không phải cứ “kể chuyện” là hiệu quả. Thứ tạo nên tương tác vượt trội là dạng “câu chuyện cá nhân – truyền cảm hứng”. Vì sao?
Người xem thấy chính mình trong đó
Một bạn trẻ lần đầu dọn ra ở riêng. Một cô gái chubby lần đầu dám chụp ảnh cận mặt. Một bạn nữ bị hở lợi, lần đầu cười thật tươi trước máy ảnh…
Người xem thấy bản thân họ trong những khoảnh khắc ấy. Và khi họ thấy mình trong câu chuyện – họ không chỉ dừng lại xem, mà sẽ thả tim, bình luận, chia sẻ.
Cảm xúc dẫn đến hành động
Nếu kết thúc câu chuyện là một khoảnh khắc “bùng nổ”: mẫu ảnh tự tin trở lại, bạn trẻ tìm được căn nhà đúng ý… người xem cũng được truyền cảm hứng. Và cảm hứng là lý do họ chia sẻ.
Không “salesy” nhưng vẫn bán được
Câu chuyện không “rao bán”, nhưng lại khiến người ta nhớ về sản phẩm – như một phần tự nhiên trong hành trình đó.
Bước 2: Đừng chỉ “thông báo”, hãy làm người ta cảm được
Case study từ REVU: Cùng là batdongsan.com – nhưng khác cách kể chuyện, khác kết quả
Video storytelling – Thụy Lê (do REVU phối hợp triển khai):
Một bạn trẻ muốn ra ở riêng, nhưng vật lộn với việc thuê nhà. Cuối cùng, bạn tìm được nơi ổn áp nhờ tính năng tìm nhà thuê trên batdongsan.com.
@thuyle2000 độc lập tự do hạnh phút ❤️🔥 #batdongsan #thuenha #canhochungcu ♬ Sound of cash register(140538) – 1Q11-ZXY
Kết quả:
-
500k+ reach
-
22k+ tương tác
-
222 lượt chia sẻ
-
769 lượt lưu
Đọc thêm: PropertyGuru x REVU: Kể câu chuyện bất động sản "chạm"
Video thông tin – từ kênh chính thức của thương hiệu:
“Giới thiệu tính năng giúp bạn tìm nhà dễ hơn…”
Trình bày trực tiếp, đủ thông tin – nhưng thiếu cảm xúc.
@batdongsan.com.vn Trong quá trình giao dịch mua bán bất động sản, thông tin về giá luôn là thông tin được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt hơn cả là nhu cầu tìm hiểu về lịch sử giá của các khu vực bất động sản. Đây là nguồn thông tin hiếm có mà không phải website nào trên thị trường cũng có thể cung cấp được. Thấu hiểu được nhu cầu này, kết hợp với nguồn dữ liệu nhiều năm, Batdongsan.com.vn đã cho ra đời tính năng “Lịch sử giá” – một công cụ mạnh mẽ giúp người dùng theo dõi sự biến đổi giá trị của các khu vực/ dự án bất động sản một cách chi tiết và dễ dàng – hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả người mua và người bán. 👉👉 TÌM HIỂU NGAY: https://batdongsan.com.vn/ #lichsugia #batdongsan #timnha #muanha #tintuc #technology #muaban #giaban #chungcu #datnen #duanbds ♬ original sound – Batdongsan.com.vn
Kết quả:
-
~2k tương tác
-
21 lượt lưu
-
58 lượt chia sẻ
Cùng là một nền tảng, cùng là một tính năng. Nhưng cách kể chuyện mới là thứ quyết định content chạm hay không.
Bước 3: Điểm khác biệt không nằm ở kỹ thuật – mà là ở cảm xúc
Phân tích từ page Nghề Content: Vì sao cùng một studio, có video 4.6 triệu view – có video flop vài chục nghìn?
Tôi từng đọc một phân tích rất sắc sảo từ page Nghề Content, và thấy nó phản ánh cực rõ quy luật “chạm cảm xúc mới chạm hiệu quả” trong video ngắn.
Một studio chuyên chụp ảnh beauty hậu trường – video nào cũng ánh sáng đẹp, mẫu xinh, màu trong trẻo. Nhưng kết quả rất chênh lệch:
-
Có video 4.6 triệu view
-
Có video chỉ khoảng 92k view
Nghề Content chỉ ra điều gì?
Các video viral đều có một hành trình cảm xúc rõ ràng:
-
Mẫu có nỗi sợ (sợ béo, sợ hở lợi, sợ không ăn ảnh…)
-
Photographer nói chuyện, tạo cảm giác thân thiện, động viên khách từng chút một
-
Video không chỉ là “chụp ảnh” – mà là hành trình đi từ ngại ngùng → bung toả
Các video flop thì thiếu “câu chuyện”:
-
Mẫu đã tự tin sẵn, buổi chụp diễn ra trơn tru, không có cao trào
-
Người xem không cảm nhận được sự chuyển hóa – và vì thế, không có gì để đồng cảm
Chính sự chuyển biến cảm xúc – từ ngại → tự tin, từ rụt rè → rạng rỡ – mới là thứ khiến người xem muốn chia sẻ. Không phải góc máy đẹp hay preset lung linh.
Bước 4: Brand muốn dùng Influencer? Đừng nhồi tính năng.
Rất nhiều brand vẫn nghĩ:
“Phải liệt kê đủ tính năng thì người dùng mới hiểu.”
Nhưng thực tế:
-
Người dùng không ở lại vì tính năng.
-
Họ ở lại vì một câu chuyện khiến họ thấy bản thân mình trong đó.
Họ không chia sẻ sản phẩm.
Họ chia sẻ cảm xúc khi thấy mình được nhìn thấy, được đồng cảm.
Vậy cách đúng là gì?
-
Đừng hỏi: “Tôi muốn khách biết tính năng nào?”
-
Hãy hỏi: “Người xem đang struggle với điều gì? Và sản phẩm này có thể giúp họ vượt qua ra sao?”
Khi Creator kể lại khoảnh khắc “trước – trong – sau” của một hành trình cảm xúc, đó chính là khi sản phẩm của bạn được ghi nhớ mà không cần gồng.
Tổng kết: Hành trình viral bắt đầu từ cảm xúc thật
Không ai chia sẻ một đoạn quảng cáo khô khan. Nhưng ai cũng sẵn sàng chia sẻ một câu chuyện khiến họ rưng rưng, bật cười, hoặc chỉ đơn giản là:
“Ủa, giống mình ghê…”
Và content hay không cần nói “hãy mua đi”.
Chỉ cần thì thầm: “Tôi hiểu bạn.”
Bạn đang làm Influencer Marketing nhưng nội dung chưa “chạm”?
Đội ngũ nội dung tại REVU chuyên triển khai các chiến dịch storytelling-based content – không nhồi tính năng, không viết “kịch bản quảng cáo”.
Chúng tôi giúp brand:
-
Khai thác insight cảm xúc thật của người dùng
-
Xây dựng concept, kịch bản và lựa chọn Creator phù hợp
-
Đo lường hiệu quả và tối ưu theo hành vi người xem
Điền form để nhận tư vấn miễn phí.
REVU – Influencer Marketing Agency được tin dùng bởi 1500+ thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Nội dung trên được tổng hợp bởi REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.
Copy link
Đây là bài học tôi nghiệm ra sau nhiều lần làm việc với các brand lớn nhỏ – đặc biệt là khi triển khai Influencer Marketing ở REVU:
Không phải nội dung nào cũng cần “câu view”. Nhưng nếu bạn muốn người ta dừng lại, xem – và chia sẻ, thì hãy để Creator kể một câu chuyện.
Không phải lý thuyết suông. Đây là sự thật chúng tôi đã chứng kiến – từ các chiến dịch thực tế và những đối chiếu rất rõ ràng giữa “content thông tin” và “content cảm xúc”.
Bước 1: Hiểu bản chất của storytelling truyền cảm hứng
Không phải cứ “kể chuyện” là hiệu quả. Thứ tạo nên tương tác vượt trội là dạng “câu chuyện cá nhân – truyền cảm hứng”. Vì sao?
Người xem thấy chính mình trong đó
Một bạn trẻ lần đầu dọn ra ở riêng. Một cô gái chubby lần đầu dám chụp ảnh cận mặt. Một bạn nữ bị hở lợi, lần đầu cười thật tươi trước máy ảnh…
Người xem thấy bản thân họ trong những khoảnh khắc ấy. Và khi họ thấy mình trong câu chuyện – họ không chỉ dừng lại xem, mà sẽ thả tim, bình luận, chia sẻ.
Cảm xúc dẫn đến hành động
Nếu kết thúc câu chuyện là một khoảnh khắc “bùng nổ”: mẫu ảnh tự tin trở lại, bạn trẻ tìm được căn nhà đúng ý… người xem cũng được truyền cảm hứng. Và cảm hứng là lý do họ chia sẻ.
Không “salesy” nhưng vẫn bán được
Câu chuyện không “rao bán”, nhưng lại khiến người ta nhớ về sản phẩm – như một phần tự nhiên trong hành trình đó.
Bước 2: Đừng chỉ “thông báo”, hãy làm người ta cảm được
Case study từ REVU: Cùng là batdongsan.com – nhưng khác cách kể chuyện, khác kết quả
Video storytelling – Thụy Lê (do REVU phối hợp triển khai):
Một bạn trẻ muốn ra ở riêng, nhưng vật lộn với việc thuê nhà. Cuối cùng, bạn tìm được nơi ổn áp nhờ tính năng tìm nhà thuê trên batdongsan.com.
@thuyle2000 độc lập tự do hạnh phút ❤️🔥 #batdongsan #thuenha #canhochungcu ♬ Sound of cash register(140538) – 1Q11-ZXY
Kết quả:
-
500k+ reach
-
22k+ tương tác
-
222 lượt chia sẻ
-
769 lượt lưu
Đọc thêm: PropertyGuru x REVU: Kể câu chuyện bất động sản "chạm"
Video thông tin – từ kênh chính thức của thương hiệu:
“Giới thiệu tính năng giúp bạn tìm nhà dễ hơn…”
Trình bày trực tiếp, đủ thông tin – nhưng thiếu cảm xúc.
@batdongsan.com.vn Trong quá trình giao dịch mua bán bất động sản, thông tin về giá luôn là thông tin được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt hơn cả là nhu cầu tìm hiểu về lịch sử giá của các khu vực bất động sản. Đây là nguồn thông tin hiếm có mà không phải website nào trên thị trường cũng có thể cung cấp được. Thấu hiểu được nhu cầu này, kết hợp với nguồn dữ liệu nhiều năm, Batdongsan.com.vn đã cho ra đời tính năng “Lịch sử giá” – một công cụ mạnh mẽ giúp người dùng theo dõi sự biến đổi giá trị của các khu vực/ dự án bất động sản một cách chi tiết và dễ dàng – hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả người mua và người bán. 👉👉 TÌM HIỂU NGAY: https://batdongsan.com.vn/ #lichsugia #batdongsan #timnha #muanha #tintuc #technology #muaban #giaban #chungcu #datnen #duanbds ♬ original sound – Batdongsan.com.vn
Kết quả:
-
~2k tương tác
-
21 lượt lưu
-
58 lượt chia sẻ
Cùng là một nền tảng, cùng là một tính năng. Nhưng cách kể chuyện mới là thứ quyết định content chạm hay không.
Bước 3: Điểm khác biệt không nằm ở kỹ thuật – mà là ở cảm xúc
Phân tích từ page Nghề Content: Vì sao cùng một studio, có video 4.6 triệu view – có video flop vài chục nghìn?
Tôi từng đọc một phân tích rất sắc sảo từ page Nghề Content, và thấy nó phản ánh cực rõ quy luật “chạm cảm xúc mới chạm hiệu quả” trong video ngắn.
Một studio chuyên chụp ảnh beauty hậu trường – video nào cũng ánh sáng đẹp, mẫu xinh, màu trong trẻo. Nhưng kết quả rất chênh lệch:
-
Có video 4.6 triệu view
-
Có video chỉ khoảng 92k view
Nghề Content chỉ ra điều gì?
Các video viral đều có một hành trình cảm xúc rõ ràng:
-
Mẫu có nỗi sợ (sợ béo, sợ hở lợi, sợ không ăn ảnh…)
-
Photographer nói chuyện, tạo cảm giác thân thiện, động viên khách từng chút một
-
Video không chỉ là “chụp ảnh” – mà là hành trình đi từ ngại ngùng → bung toả
Các video flop thì thiếu “câu chuyện”:
-
Mẫu đã tự tin sẵn, buổi chụp diễn ra trơn tru, không có cao trào
-
Người xem không cảm nhận được sự chuyển hóa – và vì thế, không có gì để đồng cảm
Chính sự chuyển biến cảm xúc – từ ngại → tự tin, từ rụt rè → rạng rỡ – mới là thứ khiến người xem muốn chia sẻ. Không phải góc máy đẹp hay preset lung linh.
Bước 4: Brand muốn dùng Influencer? Đừng nhồi tính năng.
Rất nhiều brand vẫn nghĩ:
“Phải liệt kê đủ tính năng thì người dùng mới hiểu.”
Nhưng thực tế:
-
Người dùng không ở lại vì tính năng.
-
Họ ở lại vì một câu chuyện khiến họ thấy bản thân mình trong đó.
Họ không chia sẻ sản phẩm.
Họ chia sẻ cảm xúc khi thấy mình được nhìn thấy, được đồng cảm.
Vậy cách đúng là gì?
-
Đừng hỏi: “Tôi muốn khách biết tính năng nào?”
-
Hãy hỏi: “Người xem đang struggle với điều gì? Và sản phẩm này có thể giúp họ vượt qua ra sao?”
Khi Creator kể lại khoảnh khắc “trước – trong – sau” của một hành trình cảm xúc, đó chính là khi sản phẩm của bạn được ghi nhớ mà không cần gồng.
Tổng kết: Hành trình viral bắt đầu từ cảm xúc thật
Không ai chia sẻ một đoạn quảng cáo khô khan. Nhưng ai cũng sẵn sàng chia sẻ một câu chuyện khiến họ rưng rưng, bật cười, hoặc chỉ đơn giản là:
“Ủa, giống mình ghê…”
Và content hay không cần nói “hãy mua đi”.
Chỉ cần thì thầm: “Tôi hiểu bạn.”
Bạn đang làm Influencer Marketing nhưng nội dung chưa “chạm”?
Đội ngũ nội dung tại REVU chuyên triển khai các chiến dịch storytelling-based content – không nhồi tính năng, không viết “kịch bản quảng cáo”.
Chúng tôi giúp brand:
-
Khai thác insight cảm xúc thật của người dùng
-
Xây dựng concept, kịch bản và lựa chọn Creator phù hợp
-
Đo lường hiệu quả và tối ưu theo hành vi người xem
Điền form để nhận tư vấn miễn phí.