Góc chuyên gia Dành cho doanh nghiệp

Influencer Marketing: 3 hình thái hợp tác cốt lõi giữa Influencer & Brand

3 HÌNH THÁI HỢP TÁC GIỮA THƯƠNG HIỆU VÀ INFLUENCER banner

Bài viết được biên tập lại từ nội dung của anh Trần Đông Âu – Giám đốc REVU Việt Nam.

Influencer Marketing không chỉ là “trả tiền để đăng bài”. Sau một thời gian làm việc và quan sát nhiều chiến dịch, mình nhận ra một framework đơn giản nhưng rất hiệu quả:

Mọi chiến dịch Influencer Marketing thành công đều xoay quanh 3 hình thái hợp tác cốt lõi.
Mỗi hình thái gắn với một cơ chế hợp tác (collaboration model) riêng và mang lại giá trị khác nhau cho thương hiệu.

3 HÌNH THÁI HỢP TÁC GIỮA THƯƠNG HIỆU VÀ INFLUENCER

Branding thông qua uy tín cá nhân

Influencer sử dụng hình ảnh cá nhân, định vị thương hiệu cá nhân hoặc sự tín nhiệm từ cộng đồng để bảo chứng cho sản phẩm.

  • Model: Pay per SOW (Scope of Work)

  • Đặc điểm: Hợp tác sâu hơn, yêu cầu sự chuẩn bị kỹ càng và mức độ gắn bó cao với brand.

  • Phù hợp với: Sản phẩm cần xây dựng nhận thức, tạo niềm tin hoặc reposition trên thị trường.

Ví dụ:
Một KOL nổi tiếng về lối sống lành mạnh trở thành đại sứ thương hiệu thực phẩm hữu cơ. Họ không chỉ đăng bài mà còn xuất hiện trong video thương hiệu, bài PR trên báo chí, và các chiến dịch truyền thông tích hợp.

Đọc thêm: Influencer là gì? Danh sách Influencer Việt Nam các lĩnh vực

Branding thông qua traffic kênh cá nhân

Tận dụng reach & engagement tự nhiên từ các nền tảng cá nhân để truyền tải thông điệp thương hiệu.

  • Model: Pay per post / Pay per engagement

  • Đặc điểm: Hợp tác ngắn hạn, đo lường dựa trên chỉ số hiển thị hoặc tương tác.

  • Phù hợp với: Các chiến dịch cần tăng độ phủ nhanh, tạo hiệu ứng lan truyền.

Ví dụ:
Một TikToker triệu view review sản phẩm dưỡng da bằng video mang tính giải trí – thu hút hàng trăm nghìn lượt xem trong 48 giờ.

Branding thông qua trải nghiệm cá nhân

Influencer đóng vai trò là người dùng thật, chia sẻ trải nghiệm cá nhân và khuyến khích follower mua hàng qua link hoặc mã giảm giá.

  • Model: Affiliate

  • Đặc điểm: Phù hợp với micro/nano influencer có độ tin cậy cao với tệp niche audience.

  • Phù hợp với: Sản phẩm có thể dùng thử – càng thật, càng hiệu quả.

Ví dụ:
Một food reviewer trải nghiệm món ăn mới, chia sẻ cảm nhận thật kèm mã giảm giá. Khi follower mua hàng, influencer nhận hoa hồng từ mỗi đơn thành công.

Đọc thêm: Báo cáo Xu hướng Influencer Marketing 2025 (từ 265 chuyên gia toàn cầu)

Trạng thái lý tưởng: Khi brand & influencer “matched” ở 2 hoặc cả 3 hình thái

Có những trường hợp đặc biệt khi brand và influencer “hợp nhau” đủ sâu, họ có thể kết hợp 2 hoặc cả 3 hình thái trên cùng lúc:

  • Influencer dùng uy tín cá nhân để nâng tầm sản phẩm

  • Sở hữu traffic khủng để lan tỏa

  • Và thực sự trải nghiệm sản phẩm như một người dùng thật

Đây là trạng thái hợp tác hoàn hảo nhất: không chỉ tối ưu về hiệu quả thương mại mà còn tạo ra sự đồng cảm sâu sắc giữa thương hiệu – influencer – và người xem.

Đọc thêm: Mars Venus x REVU: Nhà hàng 5 năm kiên trì làm Influencer Marketing

Tóm lại:

Hiểu đúng hình thái hợp tác → Chọn đúng model → Xác định đúng kỳ vọng.
Đây chính là chìa khóa để Influencer Marketing không bị “phí tiền”, mà thực sự trở thành đòn bẩy tăng trưởng bền vững.

REVU - Influencer Marketing Agency được tin dùng bởi 2.000+ thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Nội dung trên được tổng hợp bởi REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.

    ĐĂNG KÝ NHẬN DANH SÁCH & BÁO GIÁ INFLUENCER NGAY

    NHẬN TƯ VẤN 1-1 GIẢI PHÁP INFLUENCER MARKETING TỪ CHUYÊN GIA REVU

    Trigger
    Back To Top
    Liên hệ MessengerLiên hệ zalo

      ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO CÁO
      INFLUENCER MARKETING TOÀN CẦU 2025

      CẢM ƠN QUÝ DOANH NGHIỆP ĐÃ QUAN TÂM ĐẾN REVU!

      VUI LÒNG TẢI TÀI LIỆU "BÁO CÁO INFLUENCER MARKETING TOÀN CẦU 2025" Ở LINK DƯỚI

      LINK TẢI TÀI LIỆU