Báo cáo Influencer Marketing 2022 [P1] – Tổng quan thị trường và các Mạng Xã Hội
Báo cáo về ngành Influencer Marketing hằng năm đã trở thành hoạt động thường niên của Influencer Marketing Hub. Sau sự thành công của các ấn bản trước, liệu báo cáo năm 2022 sẽ mang lại những insight thú vị nào? Cùng REVU tìm hiểu nhé.
Nhóm nghiên cứu của Influencer Marketing Hub đã khảo sát hơn 2000 người đại diện từ các Marketing Agency, thương hiệu và các đơn vị có liên quan đến Influencer Marketing trên toàn thế giới. Để hiểu rõ hơn về kết quả báo cáo, bạn có thể tham khảo phương pháp nghiên cứu tại đây.
Chuỗi bài viết gồm 2 phần:
- Phần 1: Khái quát tình hình ngành Influencer Marketing và các chuyển biến trên các nền tảng Mạng xã hội trong năm2022.
- Phần 2: Quan điểm của các Marketer về Influencer Marketing trong năm 2022.
Báo cáo tổng quan ngành Influencer Marketing 2022
Tổng giá trị ngành Influencer Marketing dự kiến tăng trưởng đến mốc 16,4 tỷ đô la vào năm 2022
Ngược lại những lo ngại ban đầu rằng nhu cầu Influencer Marketing có thể giảm trong mùa đại dịch, những con số lại cho thấy những tín hiệu tăng trưởng vượt bậc trong cả năm 2020 và 2021.
Các đợt cách ly xã hội đã tạo điều kiện để mọi người dành thời gian trên không gian mạng. Xu hướng này vẫn đang được duy trì, mặc dù nhiều người đã quay trở lại làm việc. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải nâng cấp các hạ tầng online của mình để đối phó với nhu cầu tương tác trực tuyến của khách hàng tiềm năng.
Từ 1,7 tỷ đô la vào thời điểm báo cáo này xuất hiện lần đầu vào năm 2016, Influencer Marketing đã phát triển để có quy mô thị trường 13,8 tỷ đô la vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng thêm 19% lên 16,4 tỷ đô la vào năm 2022.
Bài viết liên quan: Top 35 thống kê Influencer Marketing nổi bật 2022
Các dịch vụ / công ty liên quan đến Influencer Marketing sẽ tiếp tục tăng
Nhu cầu triển khai các chiến dịch Influencer Marketing tăng phi mã đã thúc đẩy nhiều hơn các đơn vị tham gia vào ngành. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên tính đa dạng và độc đáo trong chính ngành Influencer Marketing trong những năm gần đây.
Chính vì vậy, đội ngũ khảo sát đã quyết định mở rộng ra tất cả các dịch vụ/ công ty có liên quan đến Influencer Marketing thay vì chỉ gói gọn trong các nhóm Agency (Đại lý) và Platform (nền tảng). Các công ty xuất hiện trong biểu đồ dưới đây bao gồm:
- Các đơn vị dịch vụ về người có ảnh hưởng.
- Các Influencer Marketing Agency.
- Các công ty cung cấp Influencer Marketing Platform.
Các công ty liên quan đến Influencer Marketing đã tăng 26% vào năm 2021, lên 18,900 trên toàn thế giới. Mức tăng cao nhất là 30% diễn ra tại Hoa Kỳ.
Xu hướng sử dụng các ứng dụng chặn quảng cáo tiếp tục tăng
Việc sử dụng các phương pháp chặn quảng cáo trên thiết bị di động đã tăng lên mỗi quý kể từ năm 2014, xu hướng chặn quảng cáo vẫn đang tiếp tục tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này cũng kéo theo việc các trình duyệt hiện tích hợp sẵn các bộ công cụ chặn quảng cáo như: UC Browser, Opera…
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Dải đất hình chữ S sở hữu đến 68,72 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm 70.3% tổng dân số) mỗi ngày, đi cùng tỷ lệ chặn quảng cáo dẫn đầu toàn thế giới. Đây cũng là một trong những lý do thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành tiếp thị người ảnh hưởng trong thời gian qua.
Ước tính quy mô thị trường của Nền kinh tế sáng tạo chạm mốc 104 tỷ USD
Hơn 50 triệu người trên toàn cầu hiện coi mình là người sáng tạo nội dung và quy mô thị trường đã tăng lên hơn 104 tỷ USD.
Trong các báo cáo gần đây nhất, nhóm nghiên cứu đã tính toán tổng quy mô thị trường của Nền kinh tế dành cho nhà sáng tạo (The Creator Economy) là khoảng 104,2 tỷ USD – ngang bằng với quỹ đạo tăng trưởng đáng kể tương tự như Gig Economy.
Các nhà đầu tư đã đóng góp hơn 1,3 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm vào Nền kinh tế sáng tạo vào năm 2021, cho thấy mức độ tin tưởng cao vào lĩnh vực này.
Kajabi – một nền tảng phân phối các khóa học trực tuyến, là đơn vị nhận được nhiều nhất các khoản tài trợ theo khảo sát của nhóm nghiên cứu. Nền tảng này đã thu hút được 550 triệu USD đầu tư với mức định giá 2 tỷ USD.
Các khoản đầu tư mạo hiểm đáng chú ý khác vào năm ngoái bao gồm:
- Cameo (ứng dụng quảng cáo video được cá nhân hóa), người đã thu về hơn 166 triệu đô la trong tổng số tiền tài trợ cho mức định giá 1 tỷ USD.
- Substack (nền tảng bản tin), người đã huy động được tổng cộng 82 triệu đô la với mức định giá 650 triệu USD.
- VSCO (ứng dụng chỉnh sửa ảnh), hiện được định giá 550 triệu đô la, sau khi huy động được 85 triệu đô la tài trợ.
- Splice (nền tảng chỉnh sửa âm thanh), hiện được định giá 500 triệu đô la, với những người ủng hộ như Union Square Ventures, True Ventures, First Round Capital và Lerer Hippeau Ventures.
Các mạng xã hội được Marketer yêu thích
Instagram vẫn là mạng được lựa chọn cho các chiến dịch Influencer Marketing. Sau khi giảm đáng kể mức sử dụng vào năm ngoái xuống còn 68%, Instagram đã cải thiện mức độ phổ biến của nó vào năm 2021 và được 79% người khảo sát tin dùng cho các hoạt động influencer marketing.
Năm ngoái, nhóm khảo sát đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng TikTok (45%). Trong năm 2022, TikTok vẫn tiếp tục duy trì phong độ, tăng nhẹ lên 46%, song nền tảng này đã phải nhường ngôi vương cho hai “ông lớn” của Mark Zuckerberg.
Đáng ngạc nhiên, Facebook đã trở nên phổ biến như một kênh Influencer Marketing vào năm ngoái, với 50% thương hiệu làm việc với những người có ảnh hưởng trên Facebook.
Facebook không có nhiều Influencer thực sự nổi tiếng như các nền tảng trên, nhưng nó vẫn được yêu thích, đặc biệt là với những khán giả lớn tuổi. Có lẽ các thương hiệu tham gia khảo sát đã nhắm mục tiêu đến những người thuộc thế hệ Millennials, thế hệ X và Baby Boomers.
Tỷ lệ sử dụng các kênh xã hội khác đã tăng nhẹ so với năm ngoái:
- 44% người được hỏi truy cập vào YouTube cho các chiến dịch của họ (36% năm ngoái).
- 23% Twitter (15% năm ngoái).
- 20% LinkedIn với hầu hết là những người liên quan đến các công ty B2B (16% năm ngoái).
- 11% Twitch (8% năm ngoái).
- 7% nữa lan truyền trên các mạng xã hội ít phổ biến hơn hoặc chuyên biệt hơn (6% năm ngoái).
Báo cáo về người dùng mạng xã hội
Millennial yêu Instagram
Như có thể thấy từ dữ liệu trên, những người yêu thích Instagram nhất là những người trong độ tuổi 25-34, tiếp theo là những người từ 18-24 tuổi. Trong cả hai trường hợp, nữ giới sử dụng Instagram nhiều hơn nam giới.
Một điều khá kỳ lạ về mặt thống kê (mặc dù không quá đáng kể) là đối với các nhóm tuổi từ 35 trở lên, nhu cầu sử dụng bắt đầu đổi chiều với nhiều nam giới lớn tuổi sử dụng Instagram hơn nữ giới.
TikTok là trung tâm của Gen Z
TikTok vẫn đang cho thấy họ phục vụ người dùng trẻ tốt như thế nào. Vì vậy, nếu bạn muốn tiếp cận đến Gen Z (đặc biệt là nữ), bạn nên tìm kiếm những người có ảnh hưởng trên TikTok để hợp tác với họ.
Mặt khác, nếu khách hàng của bạn là những Baby Boomer của Thế hệ X, bạn có thể lướt qua kênh này.
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy mức chênh lệch giữa 2 giới khi sử dụng TikTok ở mức tuổi từ 24 trở xuống. Số lượng các bạn nữ trong độ tuổi này gần như gấp đôi so với các bạn nam.
Cũng từ mốc 24 tuổi trở lên, sự đảo chiều giữa số lượng người dùng bắt đầu xuất hiện. Phần lớn các thế hệ từ milliennial trở đi, nam giới sử dụng TikTok nhiều hơn nữ giới.
YouTube được phái mạnh Millennials yêu thích
Theo một vài phương diện, người dùng YouTube được xem là thụ động hơn người dùng trên các nền tảng mạng xã hội khác. Các nội dung trên YouTube được thiết kế giống như các chương trình TV truyền thống vốn không đòi hỏi quá nhiều tương tác.
Tuy nhiên, số lượng người dùng YouTube khá đồng đều ở các độ tuổi. Cụ thể:
- Giống như những người dùng TikTok dưới 24 tuổi, phần đông đối tượng sử dụng YouTube là nữ.
- Sau mốc 24 tuổi, sự đảo chiều bắt đầu xuất hiện giữa hai giới. Số lượng nam giới sử dụng YouTube bắt đầu tăng. Ở các mốc tuổi từ 24 – 54, số lượng nam giới dùng YouTube gần như gấp đôi nữ giới.
Cũng theo biểu đồ trên, số lượng Nam thế hệ millienials chiếm gần ⅕ tổng số người xem YouTube, gấp đôi nữ giới.
Báo cáo về mức độ tương tác của người ảnh hưởng trên các mạng xã hội
Tương tác của Influencer trên Instagram giảm vào năm 2021, nhưng cao hơn so với năm 2019
Trong tất cả thời gian tổng hợp báo cáo, nhóm khảo sát đã quan sát thấy một tình hình chung: các tài khoản Instagram có số lượng người theo dõi (follower) lớn có tỷ lệ tương tác thấp hơn các tài khoản có lượng follower nhỏ.
Điều này là hợp lý – những người có sức ảnh hưởng không thể dành hết thời gian của họ để tương tác với người theo dõi. Ngoài ra, nhiều người chỉ muốn theo dõi những người có nổi tiếng một cách thụ động và vui vẻ “rình rập” các cập nhật mới của thần tượng trên Instagram.
Đội khảo sát cũng nhận thấy mức độ tương tác chung giảm trong vài năm qua, đặc biệt là đối với các tài khoản tầm trung đến lớn (khoảng từ 50.000 follower trở lên). Mức độ tương tác đã tăng lên từ khi Covid xuất hiện vào năm 2020 vì nhiều người có thời gian rảnh hơn năm trước.
Tuy nhiên, sự phục hồi trên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, với mức giảm một lần nữa vào năm 2021, nhưng mức độ tương tác năm qua vẫn tốt hơn so với năm 2019 đối với hầu hết micro và nano Influencer.
Mức độ tương tác của TikTok cao so với các mạng xã hội khác, đặc biệt đối với những người có ảnh hưởng lớn
Mặc dù hầu hết các mạng xã hội đã giảm dần mức độ tương tác đối với các bài đăng không trả phí trong những năm gần đây (ngoại trừ sự bùng nổ của Covid vào năm 2020), TikTok chỉ thấy một sự sụt giảm tương đối nhỏ.
Tuy nhiên, TikTok đã phá vỡ quy tắc chung về tương tác với mạng xã hội vào năm 2020. Ngược lại với Instagram, hầu hết những người có ảnh hưởng lớn tại TikTok có tỷ lệ tương tác cao nhất, trong khi phần lớn người có ảnh hưởng nhỏ có tỷ lệ thấp nhất.
Điều này liên quan đến sức mạnh của thuật toán TikTok trong việc nhắm mục tiêu nội dung để phù hợp với sở thích của người xem. Những nhà sáng tạo có tiềm năng được thuật toán phát hiện sẽ nhận được các hỗ trợ từ chính TikTok, nhờ đó họ nhanh chóng vượt lên.
Các kênh YouTube lớn hơn có mức độ tương tác tốt hơn các kênh nhỏ hơn
Về mặt số liệu, các kênh có 100 nghìn đến 1 triệu follower có tỷ lệ tương tác cao nhất, nhưng những người có ảnh hưởng lớn trên YouTube (hơn 1 triệu người theo dõi) không kém xa.
Các thương hiệu được đề cập nhiều nhất trên mạng xã hội trong năm qua
Zara là thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất trên Instagram
Zara sẽ yêu thích hơn 300 nghìn lượt đề cập trên Instagram mà hãng nhận được vào năm 2021. Hãng đã có gần 100 nghìn người influencer đăng bài và chia sẻ về sản phẩm của họ, với tổng số người tiếp cận là hơn 2 tỷ người.
Cũng theo kết quả báo cáo: Zara, Nike và H&M đều nhận được nhiều đề cập trên Instagram hơn cả chính nền tảng này.
Netflix là thương hiệu được theo dõi nhiều nhất trên TikTok vào năm 2021
Trình phát nội dung Netflix là thương hiệu được theo dõi nhiều nhất trên TikTok trong năm vừa qua. Theo sát ngay sau đó là Disney, CBS News, Barstool Sports…
Steam là thương hiệu được theo dõi nhiều nhất trên YouTube
Các kênh YouTube có nhiều lượt đề cập và lượt xem nhất liên quan đến game (Steam, PlayStation, Microsoft và Roblox) hoặc mua sắm (AliExpress, Flipkart, Shein và Etsy).
Mặc dù hầu hết 10.000 kênh được kết nối với Steam không liên quan trực tiếp đến nền tảng Steam, nhưng các kênh này gồm các trò chơi mà bạn có thể mua trong cửa hàng Steam. Tương tự như vậy, các kênh được kết nối với PlayStation và Microsoft cũng mang lại hiệu quả lan truyền tương tự.
Theo: Influencer Marketing Hub
Nội dung trên được tổng hợp bới REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.
REVU – Influencer Marketing Agency được tin dùng bởi 1500+ thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Nội dung trên được tổng hợp bởi REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.
Trigger
Copy link
Báo cáo về ngành Influencer Marketing hằng năm đã trở thành hoạt động thường niên của Influencer Marketing Hub. Sau sự thành công của các ấn bản trước, liệu báo cáo năm 2022 sẽ mang lại những insight thú vị nào? Cùng REVU tìm hiểu nhé.
Nhóm nghiên cứu của Influencer Marketing Hub đã khảo sát hơn 2000 người đại diện từ các Marketing Agency, thương hiệu và các đơn vị có liên quan đến Influencer Marketing trên toàn thế giới. Để hiểu rõ hơn về kết quả báo cáo, bạn có thể tham khảo phương pháp nghiên cứu tại đây. Chuỗi bài viết gồm 2 phần: - Phần 1: Khái quát tình hình ngành Influencer Marketing và các chuyển biến trên các nền tảng Mạng xã hội trong năm2022. - Phần 2: Quan điểm của các Marketer về Influencer Marketing trong năm 2022.
Báo cáo tổng quan ngành Influencer Marketing 2022
Tổng giá trị ngành Influencer Marketing dự kiến tăng trưởng đến mốc 16,4 tỷ đô la vào năm 2022
Ngược lại những lo ngại ban đầu rằng nhu cầu Influencer Marketing có thể giảm trong mùa đại dịch, những con số lại cho thấy những tín hiệu tăng trưởng vượt bậc trong cả năm 2020 và 2021.
Các đợt cách ly xã hội đã tạo điều kiện để mọi người dành thời gian trên không gian mạng. Xu hướng này vẫn đang được duy trì, mặc dù nhiều người đã quay trở lại làm việc. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải nâng cấp các hạ tầng online của mình để đối phó với nhu cầu tương tác trực tuyến của khách hàng tiềm năng.
Từ 1,7 tỷ đô la vào thời điểm báo cáo này xuất hiện lần đầu vào năm 2016, Influencer Marketing đã phát triển để có quy mô thị trường 13,8 tỷ đô la vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng thêm 19% lên 16,4 tỷ đô la vào năm 2022.
Bài viết liên quan: Top 35 thống kê Influencer Marketing nổi bật 2022
Các dịch vụ / công ty liên quan đến Influencer Marketing sẽ tiếp tục tăng
Nhu cầu triển khai các chiến dịch Influencer Marketing tăng phi mã đã thúc đẩy nhiều hơn các đơn vị tham gia vào ngành. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên tính đa dạng và độc đáo trong chính ngành Influencer Marketing trong những năm gần đây.
Chính vì vậy, đội ngũ khảo sát đã quyết định mở rộng ra tất cả các dịch vụ/ công ty có liên quan đến Influencer Marketing thay vì chỉ gói gọn trong các nhóm Agency (Đại lý) và Platform (nền tảng). Các công ty xuất hiện trong biểu đồ dưới đây bao gồm:
- Các đơn vị dịch vụ về người có ảnh hưởng.
- Các Influencer Marketing Agency.
- Các công ty cung cấp Influencer Marketing Platform.
Các công ty liên quan đến Influencer Marketing đã tăng 26% vào năm 2021, lên 18,900 trên toàn thế giới. Mức tăng cao nhất là 30% diễn ra tại Hoa Kỳ.
Xu hướng sử dụng các ứng dụng chặn quảng cáo tiếp tục tăng
Việc sử dụng các phương pháp chặn quảng cáo trên thiết bị di động đã tăng lên mỗi quý kể từ năm 2014, xu hướng chặn quảng cáo vẫn đang tiếp tục tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này cũng kéo theo việc các trình duyệt hiện tích hợp sẵn các bộ công cụ chặn quảng cáo như: UC Browser, Opera…
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Dải đất hình chữ S sở hữu đến 68,72 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm 70.3% tổng dân số) mỗi ngày, đi cùng tỷ lệ chặn quảng cáo dẫn đầu toàn thế giới. Đây cũng là một trong những lý do thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành tiếp thị người ảnh hưởng trong thời gian qua.
Ước tính quy mô thị trường của Nền kinh tế sáng tạo chạm mốc 104 tỷ USD
Hơn 50 triệu người trên toàn cầu hiện coi mình là người sáng tạo nội dung và quy mô thị trường đã tăng lên hơn 104 tỷ USD.
Trong các báo cáo gần đây nhất, nhóm nghiên cứu đã tính toán tổng quy mô thị trường của Nền kinh tế dành cho nhà sáng tạo (The Creator Economy) là khoảng 104,2 tỷ USD – ngang bằng với quỹ đạo tăng trưởng đáng kể tương tự như Gig Economy.
Các nhà đầu tư đã đóng góp hơn 1,3 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm vào Nền kinh tế sáng tạo vào năm 2021, cho thấy mức độ tin tưởng cao vào lĩnh vực này.
Kajabi – một nền tảng phân phối các khóa học trực tuyến, là đơn vị nhận được nhiều nhất các khoản tài trợ theo khảo sát của nhóm nghiên cứu. Nền tảng này đã thu hút được 550 triệu USD đầu tư với mức định giá 2 tỷ USD.
Các khoản đầu tư mạo hiểm đáng chú ý khác vào năm ngoái bao gồm:
- Cameo (ứng dụng quảng cáo video được cá nhân hóa), người đã thu về hơn 166 triệu đô la trong tổng số tiền tài trợ cho mức định giá 1 tỷ USD.
- Substack (nền tảng bản tin), người đã huy động được tổng cộng 82 triệu đô la với mức định giá 650 triệu USD.
- VSCO (ứng dụng chỉnh sửa ảnh), hiện được định giá 550 triệu đô la, sau khi huy động được 85 triệu đô la tài trợ.
- Splice (nền tảng chỉnh sửa âm thanh), hiện được định giá 500 triệu đô la, với những người ủng hộ như Union Square Ventures, True Ventures, First Round Capital và Lerer Hippeau Ventures.
Các mạng xã hội được Marketer yêu thích
Instagram vẫn là mạng được lựa chọn cho các chiến dịch Influencer Marketing. Sau khi giảm đáng kể mức sử dụng vào năm ngoái xuống còn 68%, Instagram đã cải thiện mức độ phổ biến của nó vào năm 2021 và được 79% người khảo sát tin dùng cho các hoạt động influencer marketing.
Năm ngoái, nhóm khảo sát đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng TikTok (45%). Trong năm 2022, TikTok vẫn tiếp tục duy trì phong độ, tăng nhẹ lên 46%, song nền tảng này đã phải nhường ngôi vương cho hai “ông lớn” của Mark Zuckerberg.
Đáng ngạc nhiên, Facebook đã trở nên phổ biến như một kênh Influencer Marketing vào năm ngoái, với 50% thương hiệu làm việc với những người có ảnh hưởng trên Facebook.
Facebook không có nhiều Influencer thực sự nổi tiếng như các nền tảng trên, nhưng nó vẫn được yêu thích, đặc biệt là với những khán giả lớn tuổi. Có lẽ các thương hiệu tham gia khảo sát đã nhắm mục tiêu đến những người thuộc thế hệ Millennials, thế hệ X và Baby Boomers.
Tỷ lệ sử dụng các kênh xã hội khác đã tăng nhẹ so với năm ngoái:
- 44% người được hỏi truy cập vào YouTube cho các chiến dịch của họ (36% năm ngoái).
- 23% Twitter (15% năm ngoái).
- 20% LinkedIn với hầu hết là những người liên quan đến các công ty B2B (16% năm ngoái).
- 11% Twitch (8% năm ngoái).
- 7% nữa lan truyền trên các mạng xã hội ít phổ biến hơn hoặc chuyên biệt hơn (6% năm ngoái).
Báo cáo về người dùng mạng xã hội
Millennial yêu Instagram
Như có thể thấy từ dữ liệu trên, những người yêu thích Instagram nhất là những người trong độ tuổi 25-34, tiếp theo là những người từ 18-24 tuổi. Trong cả hai trường hợp, nữ giới sử dụng Instagram nhiều hơn nam giới.
Một điều khá kỳ lạ về mặt thống kê (mặc dù không quá đáng kể) là đối với các nhóm tuổi từ 35 trở lên, nhu cầu sử dụng bắt đầu đổi chiều với nhiều nam giới lớn tuổi sử dụng Instagram hơn nữ giới.
TikTok là trung tâm của Gen Z
TikTok vẫn đang cho thấy họ phục vụ người dùng trẻ tốt như thế nào. Vì vậy, nếu bạn muốn tiếp cận đến Gen Z (đặc biệt là nữ), bạn nên tìm kiếm những người có ảnh hưởng trên TikTok để hợp tác với họ.
Mặt khác, nếu khách hàng của bạn là những Baby Boomer của Thế hệ X, bạn có thể lướt qua kênh này.
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy mức chênh lệch giữa 2 giới khi sử dụng TikTok ở mức tuổi từ 24 trở xuống. Số lượng các bạn nữ trong độ tuổi này gần như gấp đôi so với các bạn nam.
Cũng từ mốc 24 tuổi trở lên, sự đảo chiều giữa số lượng người dùng bắt đầu xuất hiện. Phần lớn các thế hệ từ milliennial trở đi, nam giới sử dụng TikTok nhiều hơn nữ giới.
YouTube được phái mạnh Millennials yêu thích
Theo một vài phương diện, người dùng YouTube được xem là thụ động hơn người dùng trên các nền tảng mạng xã hội khác. Các nội dung trên YouTube được thiết kế giống như các chương trình TV truyền thống vốn không đòi hỏi quá nhiều tương tác.
Tuy nhiên, số lượng người dùng YouTube khá đồng đều ở các độ tuổi. Cụ thể:
- Giống như những người dùng TikTok dưới 24 tuổi, phần đông đối tượng sử dụng YouTube là nữ.
- Sau mốc 24 tuổi, sự đảo chiều bắt đầu xuất hiện giữa hai giới. Số lượng nam giới sử dụng YouTube bắt đầu tăng. Ở các mốc tuổi từ 24 – 54, số lượng nam giới dùng YouTube gần như gấp đôi nữ giới.
Cũng theo biểu đồ trên, số lượng Nam thế hệ millienials chiếm gần ⅕ tổng số người xem YouTube, gấp đôi nữ giới.
Báo cáo về mức độ tương tác của người ảnh hưởng trên các mạng xã hội
Tương tác của Influencer trên Instagram giảm vào năm 2021, nhưng cao hơn so với năm 2019
Trong tất cả thời gian tổng hợp báo cáo, nhóm khảo sát đã quan sát thấy một tình hình chung: các tài khoản Instagram có số lượng người theo dõi (follower) lớn có tỷ lệ tương tác thấp hơn các tài khoản có lượng follower nhỏ.
Điều này là hợp lý – những người có sức ảnh hưởng không thể dành hết thời gian của họ để tương tác với người theo dõi. Ngoài ra, nhiều người chỉ muốn theo dõi những người có nổi tiếng một cách thụ động và vui vẻ “rình rập” các cập nhật mới của thần tượng trên Instagram.
Đội khảo sát cũng nhận thấy mức độ tương tác chung giảm trong vài năm qua, đặc biệt là đối với các tài khoản tầm trung đến lớn (khoảng từ 50.000 follower trở lên). Mức độ tương tác đã tăng lên từ khi Covid xuất hiện vào năm 2020 vì nhiều người có thời gian rảnh hơn năm trước.
Tuy nhiên, sự phục hồi trên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, với mức giảm một lần nữa vào năm 2021, nhưng mức độ tương tác năm qua vẫn tốt hơn so với năm 2019 đối với hầu hết micro và nano Influencer.
Mức độ tương tác của TikTok cao so với các mạng xã hội khác, đặc biệt đối với những người có ảnh hưởng lớn
Mặc dù hầu hết các mạng xã hội đã giảm dần mức độ tương tác đối với các bài đăng không trả phí trong những năm gần đây (ngoại trừ sự bùng nổ của Covid vào năm 2020), TikTok chỉ thấy một sự sụt giảm tương đối nhỏ.
Tuy nhiên, TikTok đã phá vỡ quy tắc chung về tương tác với mạng xã hội vào năm 2020. Ngược lại với Instagram, hầu hết những người có ảnh hưởng lớn tại TikTok có tỷ lệ tương tác cao nhất, trong khi phần lớn người có ảnh hưởng nhỏ có tỷ lệ thấp nhất.
Điều này liên quan đến sức mạnh của thuật toán TikTok trong việc nhắm mục tiêu nội dung để phù hợp với sở thích của người xem. Những nhà sáng tạo có tiềm năng được thuật toán phát hiện sẽ nhận được các hỗ trợ từ chính TikTok, nhờ đó họ nhanh chóng vượt lên.
Các kênh YouTube lớn hơn có mức độ tương tác tốt hơn các kênh nhỏ hơn
Về mặt số liệu, các kênh có 100 nghìn đến 1 triệu follower có tỷ lệ tương tác cao nhất, nhưng những người có ảnh hưởng lớn trên YouTube (hơn 1 triệu người theo dõi) không kém xa.
Các thương hiệu được đề cập nhiều nhất trên mạng xã hội trong năm qua
Zara là thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất trên Instagram
Zara sẽ yêu thích hơn 300 nghìn lượt đề cập trên Instagram mà hãng nhận được vào năm 2021. Hãng đã có gần 100 nghìn người influencer đăng bài và chia sẻ về sản phẩm của họ, với tổng số người tiếp cận là hơn 2 tỷ người.
Cũng theo kết quả báo cáo: Zara, Nike và H&M đều nhận được nhiều đề cập trên Instagram hơn cả chính nền tảng này.
Netflix là thương hiệu được theo dõi nhiều nhất trên TikTok vào năm 2021
Trình phát nội dung Netflix là thương hiệu được theo dõi nhiều nhất trên TikTok trong năm vừa qua. Theo sát ngay sau đó là Disney, CBS News, Barstool Sports…
Steam là thương hiệu được theo dõi nhiều nhất trên YouTube
Các kênh YouTube có nhiều lượt đề cập và lượt xem nhất liên quan đến game (Steam, PlayStation, Microsoft và Roblox) hoặc mua sắm (AliExpress, Flipkart, Shein và Etsy).
Mặc dù hầu hết 10.000 kênh được kết nối với Steam không liên quan trực tiếp đến nền tảng Steam, nhưng các kênh này gồm các trò chơi mà bạn có thể mua trong cửa hàng Steam. Tương tự như vậy, các kênh được kết nối với PlayStation và Microsoft cũng mang lại hiệu quả lan truyền tương tự.
Theo: Influencer Marketing Hub
Nội dung trên được tổng hợp bới REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.
4 thoughts on “Báo cáo Influencer Marketing 2022 [P1] – Tổng quan thị trường và các Mạng Xã Hội”
Comments are closed.