Dành cho doanh nghiệp

Báo cáo Influencer Marketing 2022 [P2] – Quan điểm của các Marketer về Influencer Marketing

Báo cáo Influencer Marketing 2022 Quan điểm của Marketer về Influencer Marketing

Phần 1 của báo cáo đã chỉ ra những nghiên cứu chi tiết về tình hình chung của ngành. Để không bỏ lỡ các xu hướng Influencer Marketing mới nhất, mời bạn đọc cùng REVU điểm qua các insight thú vị của Marketer về Influencer Marketing trong năm nay nhé.

Nhóm nghiên cứu của Influencer Marketing Hub đã khảo sát hơn 2000 người đại diện từ các Marketing Agency, thương hiệu và các đơn vị có liên quan đến Influencer Marketing trên toàn thế giới. Để hiểu rõ hơn về kết quả báo cáo, bạn có thể tham khảo phương pháp nghiên cứu tại đây. Chuỗi bài viết gồm 2 phần:

  • Phần 1: Khái quát tình hình ngành Influencer Marketing và các chuyển biến trên các nền tảng Mạng xã hội.
  • Phần 2: Quan điểm của các Marketer về Influencer Marketing trong năm 2022.

Khảo sát về hiệu quả của Influencer Marketing

Đa số người được hỏi tin rằng Influencer Marketing hiệu quả

Không quá ngạc nhiên khi hơn 90% người trả lời khảo sát của tin rằng Influencer Marketing là một hình thức marketing hiệu quả.

Đa số người được hỏi tin rằng Influencer Marketing hiệu quả

Số liệu thống kê này dao động ở mức tương tự trong mỗi cuộc khảo sát của báo cáo này từ năm 2017. Rõ ràng là hầu hết các công ty từng triển khai các chiến dịch Influencer Marketing đều hài lòng với kết quả và sẵn sàng tiếp tục thực hiện. Đôi khi chúng ta gặp một vài câu chuyện kỳ quặc trên truyền thông, song đó là các trường hợp thiểu số.

Sự gia tăng đáng kể về số lượng nội dung trong những năm gần đây

Nhóm khảo sát đã hỏi các ứng viên liệu họ có tăng số lượng nội dung trong hai năm qua hay không.

84% trong số người thừa nhận đã tăng số lượng nội dung mà họ sản xuất (tăng 4% so với kết quả khảo sát năm ngoái).

Rõ ràng, nhiều công ty đã nhận ra nhu cầu tiềm năng đối với nội dung trực tuyến và đã tăng cường tiếp thị nội dung của họ tương ứng năm này qua năm khác. Song nhu cầu sử dụng các mạng xã hội tăng vọt cũng gián tiếp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ và sản xuất nội dung trực tuyến.

Khảo sát về ngân sách Influencer Marketing trong năm 2022

Hấu hết mọi người sẽ dành riêng ngân sách cho Influencer Marketing trong năm nay

Khảo sát về ngân sách Influencer Marketing trong năm 2022

77% phản hồi nhóm nghiên cứu nhận được cho biết rằng sẽ dành riêng ngân sách cho tiếp thị người ảnh hưởng vào năm 2022.

Đây là mức tăng nhẹ từ 75% trong kết quả cùng kỳ năm ngoái và 35% trong báo cáo lần đầu tiên của Influencer Marketing Hub từ 2017.

82% doanh nghiệp sử dụng ngân sách Influencer Marketing từ chính ngân sách Marketing

Đây là một thống kê khác cho thấy ít thay đổi trong vài năm qua. Cụ thể:

  • 82,3% số người được hỏi trong cuộc khảo sát lấy ngân sách cho các chiến dịch Influencer Marketing từ ngân sách của Phòng Marketing của họ.
  • 17,7% còn lại lập ngân sách cho các chiến dịch Influencer Marketing từ của Phòng PR của công ty.

2/3 định phân bổ 10% đến 30% ngân sách Marketing cho Influencer Marketing

Tất nhiên, Influencer Marketing chỉ là một phần của chiến lược Marketing. Hầu hết các doanh nghiệp cân đối ngân sách tiếp thị của họ trên nhiều phương diện để tiếp cận đối tượng phù hợp nhất có thể.

Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy ở trên, 77% công ty của những người được hỏi có ý định đưa một số kế hoạch Influencer Marketing vào các chiến dịch.

Khảo sát về tỷ trọng phân bố ngân sách cho Influencer Marketing từ ngân sách Marketing gốc

Năm nay, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy phần nhiều công ty không phân bổ quá nhiều ngân sách cho Influencer Marketing. Thay vào đó, các doanh nghiệp đang tích cực mở rộng hoạt động marketing của họ trên nhiều kênh hơn. Cụ thể:

  • 5% người được hỏi định phân bổ hơn 40% ngân sách marketing của họ cho các hoạt động influencer marketing (Giảm đáng chú ý ở mức 11% của năm 2021 và 9% của năm 2020).
  • 9% người được hỏi dự định dành 30 – 40% ngân sách marketing cho các hoạt động influencer marketing (Giảm nhẹ so với thống kê năm ngoái).
  • 28% dự định phân bổ 20-30% tổng chi tiêu tiếp thị của họ (Tăng hơn đáng kể so với mức 19% của 2021).
  • Tỷ lệ phân bổ phổ biến nhất nằm trong khoảng 10-20%, với 39% người được hỏi dự định chi tiêu trong phạm vi này. (tăng nhẹ so với số liệu cùng kỳ năm ngoái).
  • Chỉ 19% mong đợi chi tiêu dưới 10% cho các hoạt động Influencer Marketing.

68% người được hỏi có ý định tăng chi tiêu vào Influencer Marketing trong năm 2022

Trả lời cho câu hỏi về nguồn ngân sách trong tương lai, các ứng viên tham gia khảo sát cho biết:

  • 68% có ý định tăng ngân sách tiếp thị người ảnh hưởng của họ trong 12 tháng tới.
  • 14% cho biết rằng họ dự kiến ​​sẽ giữ nguyên ngân sách của mình như năm 2021.
  • 16% khác nói rằng họ không chắc ngân sách tiếp thị người ảnh hưởng của họ sẽ thay đổi như thế nào.
  • Chỉ 3% có ý định giảm ngân sách.

Những kết quả này cho thấy chi tiêu cho Influencer sẽ tăng lên đáng kể vào năm 2022, sau sự không chắc chắn của năm 2020 và 2021. Số người có kế hoạch giảm chi tiêu cho Influencer Marketing trong năm nay cũng thấp hơn một nửa so với năm ngoái (7%).

Nhìn chung, đây là bằng chứng nữa cho thấy tiếp thị người ảnh hưởng vẫn đang hiệu quả và chưa có dấu hiệu như một xu hướng nhất thời.

Hầu hết các thương hiệu chi tiêu ít hơn 50.000 USD cho Influencer Marketing. Tuy nhiên có 4% sẵn sàng chi tiêu gấp 10 lần số đông

Số tiền doanh nghiệp chi tiêu hằng năm cho các hoạt động Influencer marketing

Các thương hiệu thuộc mọi quy mô đều tham gia triển khai Influencer Marketing. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy có sự thay đổi khá lớn về mức độ “chịu chi” của các công ty dành cho Influencer Marketing hằng năm.

  • 37% các thương hiệu được khảo sát cho biết họ chi ít hơn 10 nghìn USD cho Influencer Marketing (thấp hơn mức 49% của năm 2021).
  • 30% chi tiêu từ 10 nghìn đến 50 nghìn USD.
  • 19% tiếp theo chi từ 50 nghìn đến 100 nghìn USD (tăng đáng kể so với năm ngoái).
  • 10% chi tiêu 100 nghìn đến 500 nghìn USD (cũng cao hơn so với năm ngoái).
  • 4% chi hơn 500 nghìn USD. 

Nhìn chung xu hướng chi tiêu cho Influencer Marketing trong năm nay dịch chuyển nhẹ từ mốc dưới 10 nghìn sang mốc 50 nghìn đến 500 nghìn USD. Đây được xem là tín hiệu phục hồi tích cực của các doanh nghiệp sau 2 năm đại dịch vừa qua.

Rõ ràng, số tiền mà một công ty chi tiêu phụ thuộc vào tổng ngân sách Marketing của họ và tỷ lệ ngân sách phân bổ dành cho các hoạt động Influencer Marketing. Số ít các thương hiệu chọn làm việc với các Mega Influencer hay các Celeb sẽ phải chi tiêu nhiều hơn các phần đông các thương hiệu hợp tác với Nano và Micro Influencer.

Khảo sát về doanh nghiệp làm việc với Influencer

Doanh nghiệp thích làm việc với những Influencer quen thuộc

Nhóm nghiên cứu đã hỏi: liệu các ứng viên có làm việc với cùng một vài influencer trong nhiều chiến dịch khác nhau không?

  • 57% người được khảo sát làm việc với những Influencer quen thuộc.
  • 43% cho biết họ làm việc với các Influencer khác nhau với từng chiến dịch (hoặc tại thời điểm khảo sát họ chỉ mới triển khai một chiến dịch)

Những con số này không quá khác biệt so với kết quả cùng kỳ năm 2021. Rõ ràng, các có nhiều thương hiệu thích xây dựng mối quan hệ với Influencer thay vì tìm kiếm các influencer mới cho các chiến dịch mới.

Tất nhiên, một số công ty sẽ lựa chọn tìm kiếm những Influencer mới để phù hợp với của chiến dịch hoặc sản phẩm họ đang cố gắng quảng bá đến thị trường mục tiêu. Song, sự gia tăng nhẹ (1%) số lượng các công ty làm việc với những Influencer quen thuộc cho thấy sự gia tăng tự nhiên trong mối quan hệ giữa Influencer và doanh nghiệp theo thời gian.

54% doanh nghiệp hợp tác với Influencer điều hành cửa hàng thương mại điện tử

54% ứng viên tham gia khảo sát đang điều hành các cửa hàng Thương mại điện tử (TMĐT), tăng nhẹ so với kết quả cùng kỳ năm ngoái. Đây là một sự gia tăng nhỏ nhưng đáng chú ý về tỷ lệ các thương hiệu điều hành các cửa hàng TMĐT triển khai các hoạt động tiếp thị cùng người ảnh hưởng.

Đây là mức cao đáng ngạc nhiên, vì hầu hết người trả lời khảo sát của đến có xuất phát điểm khác nhau:  Brand, Marketing Agency, PR Agency… Điều này phần nào cho thấy TMĐT đang ngày càng phổ biến đối với tất cả các loại hình kinh doanh.

Cách thương hiệu thanh toán cho Influencer đang thay đổi

Phương pháp thanh toán cho Influencer

Có một sự thay đổi đáng chú ý trong các câu trả lời cho câu hỏi này trong năm nay. Trước đây, các ứng viên tham gia khảo sát ưa thích tặng sản phẩm miễn phí cho influencer nhiều hơn những người thích trả tiền mặt. Kết quả năm nay lại phản ánh một vài thay đổi khá thú vị:

  • 34,4% cho biết đã thanh toán cho các influencer sau chiến dịch.
  • 34.4% đã gửi tặng Influencer các sản phẩm miễn phí.
  • 25% đã giảm giá sản phẩm – dịch vụ của họ với các Influencer.
  • 5,9% đăng ký cho Influencer vào một chương trình Giveaway của thương hiệu.

Trong khi nhiều thương hiệu sẵn sàng trả tiền cho những người có ảnh hưởng cho các dịch vụ tiếp thị của họ, 34,4% vẫn là một tỷ lệ tương đối thấp. Tỷ lệ này cũng có thể phản ánh số lượng công ty đang làm việc với những Micro Influencer và Nano Influencer, vốn không quá đặt nặng vấn đề tính phí làm việc. Có lẽ, chủ yếu là các công ty lớn với ngân sách tiếp thị lớn hơn trả tiền cho những người có ảnh hưởng.

Phương thức thanh toán cho Influencer

Nhóm nghiên cứu đã hỏi về cách các doanh nghiệp cấu trúc mức chi phí để thanh toán cho Influencer.

Phương thức phổ biến nhất (49%) là thanh toán ở mức cố định. Tuy nhiên, một tỷ lệ khá lớn các thương hiệu khác (42%) đã cấu trúc các khoản thanh toán cho influencer giống như các chương trình tiếp thị liên kết (affiliate), bằng cách trả một tỷ lệ phần trăm của doanh số sản phẩm được thực hiện nhờ hoạt động Influencer Marketing.

Thanh toán dựa trên cấp sản phẩm (product level) – 4% và ưu đãi theo cấp (tiered incentives) – 4% ít phổ biến hơn.

Nhiều công ty sử dụng Influencer cho các chiến dịch tiếp thị liên kết

Trong khi một số người cho rằng viết blog đã chết, thực tế lại rất khác. Gần 28% người trả lời đã sử dụng các blogger để hỗ trợ các chương trình affiliate của họ. 

Các danh mục phổ biến khác bao gồm trang web đánh giá (19%), trang web phiếu giảm giá (15%), bản tin (7%), trang web biên tập (6,5%) và các các nhóm khác (23%).

Khảo sát vể cách đo lường Influencer Marketing

Các tiêu chí được cho là quan trọng nhất khi đo lường kết quả Influencer Marketing

Tiêu chí quan trọng nhất khi đo lường chiến dịch Influencer Marketing

Nhóm nghiên cứu thấy rằng các doanh nghiệp có nhiều mục tiêu khác nhau khi họ xây dựng kế hoạch Influencer Marketing. Mặc dù các tiêu chí dưới đây không thể thể hiện toàn bộ ý kiến của họ, song có một vài quan điểm chung sau:

  • 39% người trả lời của chúng tôi đánh giá mức độ tương tác hoặc nhấp chuột là tiêu chí quan trọng nhất (giống như năm ngoái).
  • 23% chọn hình thức, thể loại nội dung (24,5% – 2021)
  • 21% coi lượt xem (view)/phạm vi tiếp cận (reach)/ lượt hiển thị là (impression) là quan trọng nhất (28% – 2021).
  • 11% xem doanh số là tiêu chí quan trọng nhất.
  • 5% còn lại có những ý kiến ​​khác nhau về chủ đề này.

Kết quả trên khá tương đồng với báo cáo về Influencer Marketing trong năm 2021 của Linquia khi tương tác, click, chất lượng nội dung, doanh số sản phẩm… cũng là những KPI quan trọng đối với chiến dịch Influencer Marketing.

Hơn 70% thương hiệu theo dõi doanh số bán hàng từ các chiến dịch người ảnh hưởng

Mặc dù có nhiều mục tiêu tiềm năng cho một chiến dịch Influencer Marketing, nhưng rõ ràng là phần lớn các công ty hiện nay triển khai các chiến dịch Influencer Marketing để thúc đẩy doanh số bán hàng. Thật vậy, 71% người trả lời khảo sát nói rằng họ theo dõi doanh số bán hàng từ các chiến dịch người có ảnh hưởng của họ.

45% người được hỏi theo dõi doanh số bán hàng từ các liên kết giới thiệu

Những người theo dõi doanh số bán hàng từ các chiến dịch có ảnh hưởng của họ đã được hỏi về phương pháp xác định doanh số bán hàng do người ảnh hưởng tạo ra (Người được hỏi có thể chọn nhiều tùy chọn).

Khi được hỏi về phương pháp đo lường doanh số từ các chiến dịch Influencer Marketing, các ứng viên đã phản hồi:

  • 45,5% là sử dụng các liên kết giới thiệu (referal link).
  • 25.4% Các phương pháp khác được sử dụng bao gồm mã phiếu giảm giá (coupon code).
  • 15,6% địa chỉ email. 
  • 7,6% SKU sản phẩm.

2/3 nhận thấy: nhiều khách hàng “chất lượng cao” đến từ các Chiến dịch Influencer Marketing

Các thương hiệu triển khai Influencer Marketing cho nhiều mục đích. Nhiều chiến dịch được thiết kế để tăng nhận thức về thương hiệu hơn là khuyến khích bán hàng.

Những người trả lời khảo sát khá lạc quan về giá trị của Influencer Marketing nói chung. Hầu hết đều đồng ý rằng Influencer thu hút khách các hàng “chất lượng cao”. Các khách hàng này sinh lợi nhiều hơn cho một doanh nghiệp so với những khách hàng khác – họ mua các sản phẩm và tiện ích bổ sung có lợi nhuận cao.

Ngoài ra, 67% tin rằng chất lượng khách hàng từ các chiến dịch influencer marketing tốt hơn các loại hình marketing khác. 

70% Đo lường ROI trên Influencer Marketing

Ở trên, nhóm tác giả thấy rằng 71% người trả lời khảo sát đã nói rằng họ theo dõi doanh số bán hàng từ các chiến dịch Influencer Marketing. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi một con số tương tự (70%) cũng đo lường ROI từ các chiến dịch Influencer Marketing, tăng so với 67% trong báo cáo cùng kỳ năm 2021 và 65% của năm 2020.

Tỷ lệ Marketer đo lường ROI chiến dịch Influencer Marketing

70% của năm nay là tỷ lệ cao nhất mà nhóm khảo sát từng thấy kể từ khi bắt đầu cuộc khảo sát này, với các kết quả kể từ năm 2017 đều rơi vào khoảng 65 – 70%.

Khá ngạc nhiên khi có đến 30% người tham gia khảo sát cho biết họ không đo lường ROI của chiến dịch Influencer Marketing của công ty.

Xem thêm: Xác định và tối ưu ROI cho chiến dịch Influencer Marketing

Thước đo phổ biến nhất để đánh giá thành công của Influencer Marketing là Chuyển đổi/ Doanh số

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các báo cáo kỳ trước về tỷ lệ doanh nghiệp theo dõi doanh số sản phẩm. Trong năm 2019 và những năm trước đó, trọng tâm đo lường Influencer Marketing tương đối đồng đều giữa các mục tiêu khác nhau, nhưng Chuyển đổi (Conversion) / Doanh số (Sales) là những KPI ít được lựa chọn nhất.

Tuy nhiên, vào năm 2020, mọi thứ đã thay đổi, với Chuyển đổi/ Doanh số chiếm vị trí dẫn đầu và giữ vị trí quán quân đến hiện tại.

Để lý giải cho kết quả trên, ta có thể thấy Influencer Marketing hiện đã phổ biến đến mức hầu hết các doanh nghiệp hiểu rằng: cách tốt nhất để đo lường hiệu quả chiến dịch là sử dụng những số liệu đo lường mục tiêu chiến dịch của chính họ. Phần đông các thương hiệu hiện đang tập trung vào mục đích sử dụng Influencer Marketing để tạo ra các kết quả hữu hình. Chính vì vậy, không quá ngạc nhiên khi 42,3% tin rằng Chuyển đổi/ Doanh số là các chỉ số đánh giá hiệu quả của một chiến dịch Influencer Marketing.

Khảo sát về yếu tố đánh giá thành công của chiến dịch Influencer Marketing

Những người trả lời còn lại có các mục tiêu khác nhau cho chiến dịch của họ, với 33,5% quan tâm nhất đến mức độ tương tác hoặc nhấp chuột được tạo ra do chiến dịch (đứng đầu cuộc thăm dò trước năm 2020) và 24,2% quan tâm đến Lượt xem/ Lượng tiếp cận/ Lượt hiển thị (giảm từ 29% năm 2021).

Hầu hết đều coi Earned Media Value là một thước đo tốt ROI tốt

Earned Media Value (EMV) là giá trị truyền thông đề cập tới thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của bạn từ các kênh tự nhiên. Các kênh này giúp lan tỏa nhanh chóng thông điệp – nhận thức về thương hiệu, và được xem là kết quả của các kênh trả phí (paid media) và kênh bạn sở hữu (owned media).

Hiểu đơn giản hơn, đây là UGC thương hiệu nhận được từ bên thứ ba. Ví dụ: bài đăng của influencer, bài giới thiệu trên báo, chia sẻ trên mạng xã hội…

EMV đã được công nhận nhiều hơn trong những năm gần đây như một thước đo ROI hiệu quả cho các chiến dịch Influencer Marketing và PR. Nhóm khảo sát cũng nhận được 80% phản hồi ủng hộ sử dụng chỉ số này cho quá trình tính toán ROI chiến dịch (Kết quả này không thay đổi so với năm ngoái).

Có thể xem EMV là đại diện cho lợi nhuận trên các bài đăng mà một Influencer mang lại cho các chiến dịch họ từng hợp tác. Chỉ số này cũng được xem là căn cứ xác định một chiến dịch quảng cáo tương đương sẽ tốn bao nhiêu tiền cho cùng một hiệu quả. EMV tính toán giá trị bạn nhận được từ nội dung được chia sẻ bởi một người có ảnh hưởng.

Hạn chế duy nhất của việc sử dụng biện pháp này là việc tính toán EMV khá phức tạp. Do đó, đôi khi các nhà tiếp thị có thể khó giải thích các khái niệm cho người quản lý của họ.

Có lẽ, hầu hết 20% phản đối việc sử dụng EMV chưa thực sự hiểu của chỉ số này.

Có lẽ, các công ty thuộc nhóm thiểu số chủ yếu sử dụng tiếp thị người có ảnh hưởng cho các mục đích nâng cao nhận thức hơn là một phương tiện trực tiếp để bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

71% các Chiến dịch của Influencer Marketing là In-house

Có một sự thay đổi nhỏ nhưng đáng chú ý trong thống kê năm nay. Rõ ràng, với nhiều người làm việc tại nhà hơn, nhiều công ty đã quyết định thuê ngoài ảnh hưởng của họ. Kết quả là, 71% người trả lời khảo sát của cho biết rằng họ đã chạy các chiến dịch Influencer Marketing của họ ngay trong nhà (giảm từ 77%), với 29% còn lại chọn sử dụng các Agency hoặc các dịch vụ được quản lý chiến dịch Influencer marketing (tăng từ 23%).

Cũng có một bộ phận các thương hiệu thích làm việc cùng các Agency khi làm việc cùng các Micro và Nano Influencer. Một phần vì các agency có nhiều kinh nghiệm hơn khi làm việc với những người có ảnh hưởng trên quy mô lớn. 

Ngoài ra, các công ty lớn hơn sử dụng đại lý cho tất cả hoạt động tiếp thị của họ, bao gồm cả tiếp thị người có ảnh hưởng.

Khảo sát về nhu cầu sử dụng nền tảng Influencer Marketing

Gần một nửa những người được hỏi sử dụng nền tảng của bên thứ ba

Khi được hỏi liệu công ty của họ có sử dụng nền tảng bên thứ ba để hỗ trợ họ trong việc tiếp thị người ảnh hưởng hay không, 44,6% cho biết họ ứng dụng các nền tảng cho các chiến dịch Influencer Marketing.

Hầu hết mọi người dùng nền tảng Influencer Marketing để Khám pháTrao đổi với Influencer

Các số liệu trong phần này cho thấy tỷ lệ phần trăm trong số những người đã trả lời rằng họ sử dụng nền tảng của bên thứ ba, không phải tỷ lệ phần trăm của tất cả những người trả lời khảo sát nói chung.

Các nền tảng Influencer Marketing hầu hết tập trung vào việc cung cấp các công cụ để giúp khám phá người ảnh hưởng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi đây vẫn là mức sử dụng phổ biến nhất của nền tảng influencer với 58% (tăng nhẹ so với kết quả năm ngoái).

Mục đích sử dụng các nền tảng Influencer Marketing

Các cách sử dụng phổ biến khác của nền tảng người ảnh hưởng bao gồm:

  • Tự động hóa chiến dịch và báo cáo (45%).
  • Thanh toán cho người ảnh hưởng (36%).
  • Phân bổ chuyển đổi (30%).
  • Gian lận và phân tích người theo dõi giả (27%).
  • Khuếch đại các quảng cáo trả phí (18%).

Các mối quan tâm của Marketer về Influencer Marketing

Nhận thức Thương Hiệu và Doanh số bán hàng là các mục tiêu chính để chạy chiến dịch người ảnh hưởng

Một lần nữa, doanh số bán hàng tăng là mục tiêu hàng đầu để chạy một chiến dịch Influencer Marketing, song nhận thức thương hiệu cũng được nhiều người khảo sát quan tâm

  • 36,7% người khẳng định chiến dịch người có ảnh hưởng của họ nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng (tăng từ 33,6%).
  • 35,7% chú trọng nhiều hơn vào nhận thức thương hiệu(cũng tăng từ 33,5%).
  • 27,6% so với 32,8% của năm ngoái, là nhóm những người được hỏi triển khai Influencer Marketing để xây dựng UGC.

Các trường hợp gian lận của Influencer nhận được nhiều sự quan tâm

Các hành vi gian lận của người ảnh hưởng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn khỏi tâm trí của các thương hiệu và các Marketer. Các trường hợp gian lận trong thời gian đại dịch đã suy giảm so với trước đây, tuy nhiên, 67% người khảo sát vẫn lo lắng về vấn đề này.

Việc tìm đúng Influencer không còn quá khó khăn với thương hiệu

Cụ thể, khi được hỏi về mức độ khó khăn trong việc tìm kiếm Influencer phù hợp với thương hiệu:

  • Những phản hồi rằng rất khó trong việc phát hiện ra những người có ảnh hưởng đã giảm từ 22% xuống còn 16%.
  • Những người tuyên bộ dễ dàng cũng đã giảm, từ 22% xuống còn 16%.
  • 63% mô tả khó khăn trong việc tìm kiếm những Influencer phù hợp để làm việc trong ngành của họ là không quá khó, nhưng cũng không quá dễ.
  • 79% không cho biết thấy không quá khó trong việc tìm Influencer phù hợp.

Điều này cho thấy rằng các thương hiệu được hưởng lợi từ việc có nhiều nền tảng Influencer Marketing, các công cụ và dịch vụ cũng như các Agency hơn bao giờ hết.

Các công ty thường xuyên sử dụng lại những người có ảnh hưởng mà họ đã từng làm việc trong quá khứ. Tuy nhiên, một số thương hiệu vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những người có ảnh hưởng phù hợp, có lẽ vì họ không muốn trả tiền cho các công cụ hoặc nền tảng Influencer Marketing.

Thống kê này cho thấy rằng các nền tảng influencer vẫn cần làm tốt hơn công việc tiếp thị dịch vụ của họ. Ngoài ra, vẫn luôn có những khách hàng tiềm năng cần hỗ trợ trong việc khám phá và tiếp cận những người có ảnh hưởng tiềm năng.

Phần lớn các công ty có chút lo lắng về sự an toàn của thương hiệu trong các chiến dịch Influencer Marketing

Một vấn đề nổi cộm trong những năm gần đây là những người có ảnh hưởng hành động theo cách mà các thương hiệu mà họ đại diện cho là không phù hợp. 

Ví dụ, Logan Paul đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về một đoạn video vô vị mà anh ấy chia sẻ và các thương hiệu tự hỏi liệu họ có muốn tiếp tục bất kỳ mối liên hệ nào với anh ấy hay không.

Bên cạnh đó, sẽ luôn có những rủi ro liên quan đến đời tư của các Influencer bất ngờ ập đến, ảnh hưởng đến chiến dịch hoặc hình ảnh thương hiệu.

Các nền tảng cũng không thoát khỏi cảnh “làm dâu trăm họ”. TikTok đã hứng chịu phản ứng dữ dội trên toàn thế giới vì lo ngại về mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc, dẫn đến việc chính phủ Ấn Độ cấm ứng dụng video ngắn này vào năm 2020. Hoa Kỳ cũng đưa ra những lời đe dọa tương tự.

Chìa khóa cho một chiến dịch tiếp thị người ảnh hưởng thành công là kết hợp thương hiệu của bạn với những người có ảnh hưởng có người hâm mộ tương tự với khách hàng ưa thích của bạn và có giá trị phù hợp với giá trị của bạn.

Trả lời cho khảo sát này:

  • Chỉ 32% số người được hỏi tin rằng an toàn thương hiệu luôn là mối quan tâm.
  • 49% thừa nhận rằng an toàn thương hiệu đôi khi có thể là mối quan tâm khi thực hiện chiến dịch tiếp thị có người ảnh hưởng. 
  • 19% còn lại tin rằng nó không thực sự đáng lo ngại. Có lẽ, nhóm cuối cùng này đã thành thạo nghệ thuật tìm kiếm những Influencer thích hợp cho thương hiệu của họ và họ không mấy lo lắng về sự không phù hợp về giá trị.

Đa số tin rằng Influencer Marketing có thể được tự động hóa

Một vấn đề gây tranh cãi trong Influencer Marketing là số lượng tự động hóa mà ta có thể sử dụng thành công.

Một số người tin rằng chúng ta có thể tự động hóa hầu như mọi thứ, từ lựa chọn, theo dõi và thanh toán cho Influencer. Một bộ phận khác xem Influencer Marketing là công việc khó nhằn và cần trực tiếp quản lý.

Đa số những người được hỏi (56%, không thay đổi so với năm ngoái) tin rằng tự động hóa đóng một vai trò quan trọng trong tiếp thị người ảnh hưởng.

Mối quan tâm của Marketer khi hợp tác với Influencer

51% người trả lời khảo sát tin rằng mối quan hệ với khán giả là yếu tố có giá trị nhất khi cân nhắc hợp tác với một influencer. Tăng đáng kể so với mốc 45% trong năm 2021.

Các câu trả lời cho thấy doanh nghiệp cảm thấy ít giá trị khi làm việc với một Influencer không thực sự ảnh hưởng đến những người theo dõi họ, hoặc có thể có mối quan hệ tuyệt vời – nhưng lại có sai đối tượng khách hàng tiềm năng của thương hiệu.

Mối quan tâm của Marketer khi hợp tác với Influencer

Yếu tố được quan tâm thứ hai là khả năng sản xuất nội dung, với 24% (giảm đáng kể so với mức 34% của năm ngoái). Điều này sẽ đặc biệt liên quan đến nhóm người được khảo sát xem UGC là mục tiêu chính của họ khi chạy chiến dịch Influencer Marketing.

Mối quan tâm phổ biến thứ ba được 14% ưa thích là khả năng phân phối nội dung. (Giảm từ 22%, 2021). Đây là khả năng Influencer lan tỏa được các nội dung của thương hiệu đến người theo dõi.

Cuối cùng, 6% cho rằng việc theo dõi và đo lường các chỉ số của Influencer là quan trọng nhất.

Phần lớn thương hiệu hợp tác với Influencer chỉ trong chiến dịch

Nhóm tác giả nhận thấy rằng các những người được khảo sát thích xây dựng mối quan hệ lâu dài với Influencer. Song, họ vẫn phải liên tục suy nghĩ về các kế hoạch tiếp theo cho thương hiệu.

Có thể vì áp lực từ nhiều phía mà có đến: 72% các mối quan hệ với influencer marketing là dựa trên chiến dịch, chỉ 28% có xu hướng làm việc lâu dài cùng Influencer.

Đa số coi Influencer Marketing là một Chiến thuật có thể mở rộng trong Hệ sinh thái Marketing của họ

Một trong những lợi thế quan trọng nhất của Influencer Marketing là dễ dàng mở rộng hoạt động. Nếu bạn muốn tạo một chiến dịch rộng rãi hơn, tất cả những gì bạn cần làm là làm việc với nhiều Influencer hơn, đặc biệt là những người có lượng người theo dõi lớn hơn – miễn là họ phù hợp với thị trường của bạn.

Hiện có khoảng 18.900 công ty/dịch vụ liên quan đến Influencer Marketing trên toàn thế giới mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để giúp mở rộng nỗ lực của họ. Nhiều trong số này hoạt động trên toàn cầu và chấp nhận khách hàng từ mọi nơi trên thế giới.

  • 53% người trả lời khảo sát rằng tin rằng Influencer Marketing chắc chắn là một chiến thuật có thể mở rộng trong hệ sinh thái tiếp thị của họ.
  • 39% tiếp theo cho rằng đó là một chiến thuật có thể mở rộng.
  • Chỉ có 9% không đồng ý với quan điểm này.

Khoảng ¾ thương hiệu đã hợp tác với ít hơn 50 Influencer

Chúng tôi đã hỏi những người về việc họ đã làm việc với bao nhiêu người có ảnh hưởng trong năm qua.

  • 54% trong số họ nói rằng họ đã làm việc với 0-10 người có ảnh hưởng.
  • 24% tiếp theo đã làm việc với 10-50 người có ảnh hưởng.
  • 78% thương hiệu đã làm việc với ít hơn 50 người có ảnh hưởng.
  • Thêm 14% làm việc với 50-100 người có ảnh hưởng.
Số lượng Influencer thương hiệu từng hợp tác

Tuy nhiên, một số thương hiệu thích tiếp thị người ảnh hưởng trên quy mô lớn, với 5% trong số những người được khảo sát thừa nhận đã làm việc với 100-1000 người có ảnh hưởng. 3% tiếp theo đã làm việc với hơn 1.000 người có ảnh hưởng.

Chiến dịch hàng quý đang phổ biến nhất

Trong số những người điều hành các chiến dịch có ảnh hưởng rời rạc, 35% (tăng từ 27%) thích chạy chúng hàng quý. 34% nữa (giống như năm ngoái) chạy các chiến dịch hàng tháng. Chỉ 14% (giảm từ 17%) thích tổ chức các chiến dịch hàng năm. Những công ty sau này có lẽ là những thương hiệu thích cách tiếp cận “luôn bật” để tiếp thị người ảnh hưởng. 18% còn lại (giảm từ 23%) có cách tiếp cận khác và chỉ chạy các chiến dịch bất cứ khi nào họ ra mắt sản phẩm mới.

Đo lường ROI và kết quả Chiến dịch hiện là những thách thức lớn nhất với các chiến dịch In-house

Nhóm khảo sát đã hỏi những người trả lời khảo sát, những người đã chạy các chiến dịch Influencer Marketing In-house xem những thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt là gì. Năm nay, chúng tôi đã chứng kiến ​​sự thay đổi ở phía trên, với 28,1% chọn đo lường ROI và kết quả chiến dịch (tăng từ 23,5% năm ngoái, lần đầu tiên nó nổi bật riêng). 

Giống các báo cáo gần đây, các thách thức được được phần đông Marketer lựa chọn là: đo lường hiệu quả chiến dịch và lựa chọn Influencer phù hợp với chiến dịch.

Khảo sát về thách thức lớn nhất khi triển khai Inflfuencer Marketing in-house

Con số này giảm đáng kể so với mức 34% của năm ngoái và 39% vào năm 2020. Sự giảm dần này có lẽ là một dấu hiệu cho thấy việc sử dụng các nền tảng và các công cụ của bên thứ ba tăng lên.

Các mối quan tâm đáng chú ý khác bao gồm quản lý hợp đồng / thời hạn của chiến dịch (14%), hạn chế thời gian (13,3%) và xử lý thanh toán cho những người có ảnh hưởng (8,3%).

Xem lại: Báo cáo Influencer Marketing 2022 phần 1 – Tổng quan thị trường và các mạng xã hội

Nguồn: Influencer Marketing Hub

Banner_Nền tảng KOC-Reviewer hàng đầu Việt Nam

Nội dung trên được tổng hợp bởi REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.

REVU – Influencer Marketing Agency được tin dùng bởi 1500+ thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Nội dung trên được tổng hợp bởi REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.

    ĐĂNG KÝ NHẬN DANH SÁCH & BÁO GIÁ INFLUENCER NGAY

    NHẬN TƯ VẤN 1-1 GIẢI PHÁP INFLUENCER MARKETING TỪ CHUYÊN GIA REVU

    Trigger

    One thought on “Báo cáo Influencer Marketing 2022 [P2] – Quan điểm của các Marketer về Influencer Marketing

    Comments are closed.

    Back To Top
    Liên hệ MessengerLiên hệ zalo