Góc chuyên gia Dành cho doanh nghiệp

Góc chuyên gia: 08 thử thách phổ biến trong Influencer Marketing và giải pháp

thử thách influencer marketing painpoints

Influencer Marketing là một lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng không thiếu thách thức. Hãy cùng các chuyên gia của chúng tôi khám phá 6 thử thách phổ biến và giải pháp tối ưu để biến những khó khăn này thành cơ hội.

 

Thử Thách 1: Khó đo lường tác động đến hiệu quả kinh doanh (nếu không gắn với thương mại điện tử)


Influencer Marketing thường tập trung vào xây dựng nhận thức thương hiệu, nhưng việc đo lường ROI (tỷ suất hoàn vốn) lại không hề dễ dàng nếu không gắn liền với các nền tảng thương mại điện tử. Ví dụ, trong ngành hàng FMCG, người tiêu dùng thường mua sản phẩm tại siêu thị thay vì online, dẫn đến việc khó xác định doanh thu từ chiến dịch.

Ví dụ thực tế:

  • Một chiến dịch Influencer Marketing cho nước giải khát Trà Cozy có thể giúp thương hiệu trở thành lựa chọn hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi họ mua sản phẩm tại siêu thị, doanh thu này không được ghi nhận trực tiếp từ chiến dịch quảng cáo ban đầu.
  • Một người xem video review sản phẩm trên TikTok, sau đó mua sản phẩm trên Shopee thông qua tìm kiếm cá nhân, khiến doanh thu không liên kết được với nội dung quảng bá.

Hậu quả:
Doanh nghiệp lo ngại không thể đo lường chính xác hiệu quả chiến dịch, dẫn đến do dự trong việc đầu tư dài hạn.

Giải pháp:

  • Tích hợp công nghệ đo lường: Sử dụng mã giảm giá, link độc quyền, hoặc hệ thống tracking để theo dõi lượt truy cập và doanh thu từ influencer.
  • Phân tích phản hồi gián tiếp: Đo lường qua bình luận, lượt thích, chia sẻ, hoặc social listening.
  • Kiên trì và chiến lược dài hạn: Một nhà hàng tại TP.HCM hợp tác với REVU suốt 4 năm đã thành công mở thêm 4 chi nhánh nhờ xây dựng độ nhận diện thương hiệu qua Influencer Marketing.

 

Thử Thách 2: Khó triển khai trên quy mô lớn

 
Quản lý hàng trăm influencer cùng lúc với nguồn lực hạn chế là bài toán khó. Các doanh nghiệp thường thiếu công cụ phù hợp, phải tìm influencer thủ công qua TikTok, Facebook, hay hội nhóm, dẫn đến mất thời gian và giới hạn số lượng influencer có thể hợp tác.

Ví dụ thực tế:

  • Một doanh nghiệp ngành làm đẹp muốn triển khai chiến dịch với 500 influencer để quảng bá son môi mới. Nếu không có công cụ quản lý, đội ngũ marketing nhỏ (1-3 người) sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi tiến độ, kiểm tra nội dung, và xử lý các vấn đề phát sinh.

Hậu quả:

  • Tốn kém thời gian và nhân lực.
  • Khó mở rộng quy mô chiến dịch do giới hạn trong việc quản lý.

Giải pháp:

  • Sử dụng nền tảng chuyên biệt: Các nền tảng như REVU Platform cung cấp công cụ tự động hóa quy trình từ chọn lọc influencer, triển khai nội dung đến báo cáo kết quả.
  • Hợp tác với agency: Các agency giàu kinh nghiệm có thể hỗ trợ doanh nghiệp quản lý chiến dịch quy mô lớn mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

nền tảng REVU platform

Nền tảng REVU (vn.revu.net) giúp thương hiệu tìm kiếm, quản lý chiến dịch với quy mô lên tới hàng nghìn influencer 

 

 

Thử Thách 3: Khó chọn đúng influencer phù hợp

 
Việc lựa chọn influencer không chỉ dựa trên số lượng người theo dõi mà còn phụ thuộc vào giá trị thương hiệu, đối tượng khán giả, và phong cách làm việc.

Ví dụ thực tế:

  • Một thương hiệu đồ ăn nhanh hợp tác với một food blogger nổi tiếng nhưng không phù hợp về giá trị hình ảnh. Influencer này có các bài đăng quảng bá đồ ăn healthy, khiến người xem cảm thấy không thuyết phục khi họ quảng cáo đồ ăn nhanh.
  • Một Influencer từng dính scandal nhưng doanh nghiệp không biết do không có công cụ kiểm tra hồ sơ, dẫn đến hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng.

Hậu quả:
Sai lầm trong việc chọn influencer có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu và làm giảm hiệu quả chiến dịch.

Giải pháp:

  • Nghiên cứu kỹ lưỡng: Xem xét kỹ các thông tin về influencer, từ đối tượng khán giả, phong cách nội dung đến lịch sử hoạt động.
  • Hợp tác với agency: Các agency thường có blacklist riêng với những influencer không nên hợp tác, giúp doanh nghiệp tránh rủi ro.
công cụ phân tích
Công cụ phân tích Influencer REVU sử dụng

Công cụ phân tích REVU sử dụng để kiểm tra các chỉ số influencer, từ đó tối ưu hóa việc lựa chọn influencer phù hợp.

Một số thông tin về Chi Pu được thu thập từ Noxinfluencer - công cụ REVU sử dụng để phân tích Influencer: CHI PU TÊN THẬT LÀ GÌ? - INSIGHTS THÚ VỊ VỀ CHI PU - REVU

Thử Thách 4: Chi phí biến động

 
Chi phí hợp tác với influencer dao động lớn, phụ thuộc vào danh tiếng, phạm vi ảnh hưởng và khả năng viral. Một video nổi tiếng có thể khiến mức giá của influencer tăng gấp đôi chỉ sau vài tuần, gây khó khăn trong việc kiểm soát ngân sách.

Ví dụ thực tế:

  • Một thương hiệu thời trang hỏi giá influencer A với mức giá 10 triệu đồng. Sau khi influencer này đăng tải video đạt 10 triệu lượt xem, báo giá hợp tác tăng lên 20 triệu đồng chỉ trong vòng 1 tuần.

Hậu quả:

  • Thương hiệu khó khăn trong định giá, có thể bị hớ, hoặc ép giá KOL và hợp tác không thành công. 
  • Ngân sách bị đội lên bất ngờ, khiến chiến dịch bị đình trệ hoặc phải điều chỉnh lại kế hoạch.

Giải pháp:

  • Ký hợp đồng: Để đề phòng trường hợp biến động giá khi có sự kiện bất ngờ, thương hiệu nên ký hợp đồng với KOL khi đã quyết định hợp tác.
  • Hợp tác với agency: Các chuyên gia từ REVU có thể hỗ trợ định giá hợp lý và theo dõi ROI, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách.

 

Thử Thách 5: Rủi ro scandal 

 
Influencer có thể mắc sai lầm, từ phát ngôn gây tranh cãi đến hành vi không phù hợp, làm ảnh hưởng đến thương hiệu hợp tác.

Ví dụ thực tế:

  • Một Influencer quảng bá sản phẩm làm đẹp nhưng sau đó bị phát hiện sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, dẫn đến thương hiệu bị khán giả chỉ trích lây.

Hậu quả:
Scandal nhỏ từ influencer cũng có thể làm giảm lòng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu.

Giải pháp:

  • Hợp tác với nano và micro influencer: Phân tán rủi ro bằng cách hợp tác với nhiều influencer nhỏ thay vì một influencer lớn.
  • Quản trị rủi ro: Các agency giàu kinh nghiệm có thể hỗ trợ xử lý khủng hoảng.
Đọc thêm: Micro-Influencer - Khi nhỏ hơn lại hiệu quả hơn 

Thử Thách 6: Cạnh tranh giữa các thương hiệu

Thị trường Influencer Marketing tại Việt Nam đang trở thành một “sân chơi khắc nghiệt,” nơi các thương hiệu không ngừng tranh giành những gương mặt ảnh hưởng nổi bật. Sự hạn chế về số lượng influencer chất lượng và đa dạng khiến cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên căng thẳng.

 

Trong “cuộc đua” này, tốc độ là yếu tố quyết định. Các thương hiệu hành động chậm trễ thường rơi vào tình thế bất lợi: influencer tiềm năng bị đối thủ “chiếm” trước, các hợp đồng độc quyền đã ký kết, và khán giả mục tiêu đã quen thuộc với hình ảnh influencer gắn liền với thương hiệu đi trước.

Ví dụ thực tế:

  • Trong lĩnh vực du lịch, influencer A vừa tạo ra một video triệu view về trải nghiệm đi phượt, trở thành “hiện tượng” được săn đón. Thương hiệu X đã nhanh chóng hợp tác cùng influencer này, tung ra chiến dịch quảng bá tour du lịch mùa Tết. Trong khi đó, thương hiệu Y – dù có ý định hợp tác – đành tiếc nuối vì chậm chân, để lỡ cơ hội kết nối với khán giả qua influencer phù hợp.

Giải pháp:

  1. Theo dõi liên tục: Sử dụng công cụ, agency giúp nhanh chóng phát hiện và tiếp cận các influencer tiềm năng trước khi họ rơi vào “tầm ngắm” của đối thủ.
  2. Đa dạng hóa lựa chọn: Tìm kiếm các micro-influencer hoặc nano-influencer phù hợp để giảm phụ thuộc vào nhóm “triệu view”.

 

Thử Thách 7: Thuật toán mạng xã hội thay đổi liên tục

Thuật toán mạng xã hội là yếu tố quyết định sự thành bại của chiến dịch Influencer Marketing. Tuy nhiên, sự thay đổi liên tục của thuật toán khiến các doanh nghiệp khó lòng thích nghi kịp.

Đọc thêm: Thuật toán TikTok - 7 tips viral cùng thuật toán 2024

Ví dụ thực tế:

  • Đầu năm 2024, TikTok ưu tiên nội dung dạng ảnh. Những tài khoản nhanh nhạy với xu hướng này đã đạt hàng triệu lượt xem chỉ nhờ vài bức ảnh, tối ưu hóa chi phí và tăng cơ hội viral.
  • Một số doanh nghiệp không biết TikTok hạn chế mã QR, đăng video và landing page chứa QR code, dẫn đến nội dung bị flop mà không rõ nguyên nhân.

Hậu quả:

Chi phí và thời gian bị tiêu tốn vào các chiến dịch không hiệu quả. Không tận dụng được nền tảng mạng xã hội, khiến việc tiếp cận khách hàng tiềm năng gặp khó khăn.

Giải pháp:

  1. Cập nhật thường xuyên: Theo dõi thông báo từ mạng xã hội, tham gia workshop, học hỏi từ các agency hoặc cộng đồng chuyên môn để nắm bắt xu hướng mới nhất.
  2. Hợp tác chiến lược: Làm việc với các agency có đội ngũ chuyên gia am hiểu, luôn cập nhật thuật toán, có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo chiến dịch luôn tối ưu.
  3. Linh hoạt điều chỉnh: Xây dựng kế hoạch marketing có khả năng thích ứng nhanh, giảm thiểu rủi ro khi thuật toán thay đổi đột ngột.

Thử Thách 8: Thiếu tính chân thực trong nội dung

 
Người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với quảng cáo, mong muốn nội dung chân thực và tự nhiên từ influencer. Tuy nhiên, thương hiệu thường kiểm soát quá mức, khiến nội dung trở nên gượng ép.

Ví dụ thực tế:

  • Một Influencer về du lịch đăng bài quảng bá khách sạn nhưng nội dung bị thương mại hóa quá mức, từ đó khiến khán giả mất hứng thú và nghi ngờ độ tin cậy.

Hậu quả:
Các nội dung quá thương mại hóa dễ bị khán giả quay lưng, làm giảm độ tin cậy của thương hiệu.

Giải pháp:

  • Tôn trọng phong cách cá nhân: Cho phép influencer sáng tạo nội dung theo cách riêng của họ để tăng tính chân thực.
  • Tích hợp UGC: Kết hợp nội dung tự nhiên do người dùng tạo ra để tạo sự gần gũi và đáng tin cậy hơn.
Đọc thêm: UGC là gì? Tất tần tật về User-Generated Content 2024

Kết luận

Thành công trong Influencer Marketing phụ thuộc vào cách doanh nghiệp xử lý các thách thức trên. Sử dụng công nghệ, tận dụng nền tảng chuyên biệt và hợp tác với các chuyên gia là chìa khóa để tối ưu hóa chiến dịch.

Hãy để REVU đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục Influencer Marketing!

REVU – Influencer Marketing Agency được tin dùng bởi 1500+ thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Nội dung trên được tổng hợp bởi REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.

    ĐĂNG KÝ NHẬN DANH SÁCH & BÁO GIÁ INFLUENCER NGAY

    NHẬN TƯ VẤN 1-1 GIẢI PHÁP INFLUENCER MARKETING TỪ CHUYÊN GIA REVU

    Trigger
    Back To Top
    Liên hệ MessengerLiên hệ zalo

      ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO CÁO
      XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING 2025

        ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO CÁO
        INFLUENCER MARKETING VIỆT NAM 2024

        CẢM ƠN QUÝ DOANH NGHIỆP ĐÃ QUAN TÂM ĐẾN REVU!

        VUI LÒNG TẢI TÀI LIỆU "BÁO CÁO XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING 2025" Ở LINK DƯỚI

        LINK TẢI TÀI LIỆU

        CẢM ƠN QUÝ DOANH NGHIỆP ĐÃ QUAN TÂM ĐẾN REVU!

        VUI LÒNG TẢI TÀI LIỆU "BÁO CÁO INFLUENCER MARKETING VIỆT NAM 2024" Ở LINK DƯỚI

        LINK TẢI TÀI LIỆU