Dành cho doanh nghiệp

Xác định và tối ưu ROI cho chiến dịch Influencer Marketing

ROI trong các chiến dịch Influencer Marketing luôn là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Vậy ROI là gì? Các xác định ROI trong Influencer Marketing có gì khác biệt? Làm thế nào để tăng ROI của chiến dịch?…

Cùng REVU tìm hiểu các chủ đề trên trong bài viết này nhé!

1. ROI là gì

ROI hay lợi tức đầu tư (Return on Investment) là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đo lường lợi nhuận và hiệu quả trong đầu tư.

Chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu kinh doanh đặc biệt là với các yếu tố cụ thể và có thể đo lường được.

2. Xác định ROI của chiến dịch Influencer Marketing

2.1 Cách tính ROI

ROI được xác định theo công thức dưới đây

ROI =  ( Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư ) x 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư
  • Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + chi phí biến đổi
    • Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô dự án hoặc mức doanh số.
    • Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô dự án hoặc doanh số.

Tuy nhiên, việc tính ROI cho các hoạt động Marketing lại không quá dễ dàng. Theo báo cáo gần đây của Linqua, có đến 65% Marketer cho biết xác định ROI của chiến dịch là điều làm họ bận tâm nhất.

Để xác định chính xác ROI, bạn nên định hình rõ mục tiêu và các tiêu chí đánh giá (KPI) tại các mục dưới đây.

2.2 Cách tăng ROI cho chiến dich Influencer Marketing

Để tăng tối đa ROI cho chiến dịch Influencer Marketing, thương hiệu cần đồng thời:

  1. Tăng tối đa nguồn thu / giá trị nhận lại được sau chiến dịch.
  2. Giảm tối thiểu chi phí đầu tư chiến dịch. 
ROI là gì
Yếu tố Phương pháp đo lường
Online Sales Lift 
Doanh thu tăng lên sau khi triển khai các chiến dịch Influencer Marketing.
Có thể đo lường thông qua bộ công cụ trên các sàn thương mại điện tử, UTM link, affiliate link, pixel, mã khuyến mãi…
Offline Sales Lift 
Doanh thu tăng lên sau khi triển khai chiến dịch Influencer Marketing tại các địa điểm bán hàng, phòng trưng bày sản phẩm…
Doanh thu sau khi sử dụng UGC của Influencer hoặc các sản phẩm kết hợp độc quyền của Influencer tại điểm bán.
Brand Lift 
Mức độ tăng trưởng sức khỏe thương hiệu.
– Xác định dựa vào các khảo sát với người tiêu dùng, người sử dụng mạng xã hội.
– Thái độ người dùng tương tác với các nội dung thương hiệu (branded content).
Channel Lift 
Mức độ tăng trưởng trên các kênh phân phối sản phẩm.
Tỷ lệ tăng trưởng chuyển đổi trên các trang thương mại điện tử (E-commerce), thương mại xã hội (Social Commerce) và các kênh phân phối bên thứ ba kể từ lúc các kênh này xuất hiện các UGC của influencer.
Tối đa doanh thu
Yếu tố Phương pháp tối ưu
Time Savings
Lượng thời gian tiết kiệm được.
Doanh nghiệp có thể bàn giao cho các agency hoặc sử dụng các nền tảng Influencer Marketing để tối ưu thời gian quản lý.
Content Savings
Lượng nội dung tiết kiệm được
– Sử dụng mạng lưới nội dung dồi dào của các influencer thay vì tự xây dựng nội dung. Sử dụng tiếp các nội dung này để tái sử dụng cho các giai đoạn tiếp theo.
– Đầu tư các nội dung evergreen.
– Tránh triển khai Influencer ào ạt trên tất cả các kênh. Hãy lựa chọn các Influencer có điểm chạm mũi nhọn phù hợp với chiến dịch dự định triển khai để tối đa hiệu quả tiếp cận.
Media Savings
Lượng ấn phẩm – video có thể tiết kiệm được. 
Cùng một hiệu quả tương tác – tiếp cận, song các nội dung mà influencer sản xuất có chi phí tối ưu hơn so với các đội ngũ agency, production house và in-house.
Software Savings
Tiết kiệm phần mềm
Sử dụng thông tin từ một nguồn duy nhất thay vì cùng một lúc sử dụng nhiều giải pháp đo lường (trao đổi trực tiếp với Influencer, nền tảng Social Listening…).
 
Tối ưu chi phí

3. Tại sao ROI lại quan trọng với Influencer Marketing?

3.1 ROI thể hiện kết quả trực quan

ROI trong Marketing không chỉ đơn thuần thể hiện các kết quả về doanh số hay lợi nhuận (dưới dạng tiền). Chỉ số này cung cấp cho ta bức tranh tổng quan về hiệu quả của các hoạt động tiếp thị.

Chẳng hạn, không phải ai cũng có nhu cầu mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, nên những thương hiệu mới sẽ thường tập trung đẩy mạnh nhận diện thương hiệu trước tiên. Lúc này những dịp nhảy vọt về lượng người truy cập vào website, tỷ lệ chuyển đổi tăng nhanh cũng thể hiện mức độ hiệu quả của dự án.

3.2 ROI là căn cứ ra quyết định

Đưa ra quyết định từ con số luôn hiệu quả hơn việc ước đoán dựa vào các yếu tố cảm tính. Các Marketer có thể nhanh chóng nhìn ra mức độ hiệu quả của chiến dịch qua ROI:

  • Chiến dịch có ROI thấp hoặc âm thì nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.
  • Các chiến dịch có ROI cao sẽ là những dự án tiềm năng để triển khai.

Hãy cân nhắc việc triển khai Influencer Marketing có thực sự phù hợp với mục tiêu ban đầu của bạn không. Ngoài ra, từng nhóm người ảnh hưởng khác nhau lại mang đến một hiệu quả khác nhau. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ các thông tin để quyết định phương án phù hợp nhất.

4. Quy trình và vai trò của ROI trong chiến dịch Influencer Marketing

Quy trình Influencer Marketing và vai trò của ROI trong chiến dịch Influencer Marketing

4.1 Xác định mục đích và mục tiêu chiến dịch Influencer Marketing

Đầu tiên, hãy làm rõ mục đích của chiến dịch Influencer Marketing bạn sắp triển khai. Chẳng hạn, chiến dịch này sẽ:

  • Thúc đẩy doanh thu (Sales)
  • Lan tỏa nhận diện thương hiệu (Brand Awareness)
  • Nâng cao mức độ yêu thích thương hiệu (Brand love)

Từ những mục đích trên, hãy thu gọn và xây dựng những mục tiêu cần thiết. Ví dụ:

  • Chiến dịch đại sứ thương hiệu với KOL A sẽ giúp thương hiệu B tăng 300% Brand Love, 200% awareness sau 3 tháng triển khai.
  • Sau chiến dịch KOC Marketing review cửa hàng sản phẩm C, doanh số bán sản phẩm online trên các phiên TikTok LIVE Shopping tuần tiếp theo tăng 100%. 

Việc cụ thể hóa mục tiêu sẽ giúp cả bạn, người ảnh hưởng và agency hiểu được tầm quan trọng của chiến dịch.

4.2 Xây dựng kế hoạch chiến dịch Influencer Marketing

Từ những mục tiêu phía trên, hãy xây dựng những kế hoạch hành động chi tiết:

KPI và kế hoạch đo lường

Các mục tiêu của chiến dịch sẽ quyết định KPI và phương pháp đo lường của bạn. Ví dụ:

  • Nếu bạn muốn lan tỏa nhận thức thương hiệu, những gì bạn cần chú ý là số lượt truy cập, lượt hiển thị,… thay vì theo dõi các đơn hàng mới.
  • Nếu mục tiêu là thu thập thông tin khách hàng online mới, bạn cần đo lường số lượng các email thu thập được qua các biểu mẫu.
Xem thêm: Các lưu ý khi xác định mục tiêu chiến dịch Influencer Marketing

Dưới đây là một vài KPI thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả các chiến dịch Influencer Marketing trên mạng xã hội:

  1. Engagement: mức độ tương tác với nội dung của Influencer. Chỉ số này thường bao gồm:
    • Reaction: thái độ người dùng tương tác với nội dung của Influencer.
    • Comment: bình luận trên nội dung.
    • Share: lượng chia sẻ nội dung.
  2. Reach: khả năng tiếp cận của nội dung đến người sử dụng mạng xã hội.
  3. View: lượt xem nội dung trên các nền tảng.
  4. Traffic: số lượng truy cập vào website của bạn (thông qua Influencer).
  5. Conversion rate (CR): tỷ lệ chuyển đổi từ người xem thành người mua. Tỷ lệ này có thể được tính từ:
    • Tỷ lệ chuyển đổi trên từng thiết bị: điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop…
    • Tỷ lệ chuyển đổi trên từng kênh phân phối nội dung: Facebook cá nhân của Influencer, Social Page,…
    • Tỷ lệ chuyển đổi trên từng khu vực.
  6. Click – through rate (CTR): tỷ lệ người xem click chuột để xem nội dung của influencer.
Xem thêm: 8 yếu tố đánh giá hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing

Thời gian trước năm 2022, doanh nghiệp phải trao đổi trực tiếp với các Influencer hoặc sử dụng các nền tảng lắng nghe xã hội (Social Listening) để nắm được các thông tin trên. Hiện tại, các mạng xã hội dưới đây đã tích hợp các chức năng cho phép nhà sáng tạo và thương hiệu hợp tác và theo dõi hiệu quả chiến dịch cùng nhau:

  • Chương trình cộng tác thương hiệu của Meta: hỗ trợ các nội dung của thương hiệu trên nền tảng Facebook và Instagram.
  • Chương trình YouTube Brandconnect: kết nối nhà sáng tạo với doanh nghiệp đang cần triển khai các nội dung lồng ghép thương hiệu trên YouTube.
  • Chương trình Creator Marketplace: Hệ thống giúp doanh nghiệp lựa chọn và kết nối đến các TikToker phù hợp cho các chiến dịch nội dung trên TikTok, hoặc affiliate TikTok Shop.

Xác định nội dung cho chiến dịch.

Nếu bạn chưa xác định tệp khách hàng của mình, bạn có thể sử dụng các gợi ý dưới đây:

  • Đối tượng sử dụng sản phẩm / đối tượng thương hiệu đang nhắm đến ở độ tuổi nào? Họ đang sống và làm việc ở đâu?
  • Chiến dịch này đang nhắm đến đối tượng khách hàng nào?
  • Nội dung nào có khả năng tiếp cận/ thúc đẩy người xem trong thời điểm hiện tại?
  • Nội dung này có khả năng lan tỏa trên kênh nào?

Lựa chọn Influencer

Khi đã xác định được nội dung và chân dung khách hàng tiềm năng, chúng ta sẽ đi tìm các influencer phù hợp. Hãy sử dụng các gợi ý sau để lựa chọn các Influencer phù hợp nhé:

  • Chi phí để lựa chọn các Influencer theo dự kiến có vượt quá ngân sách cho phép không?
  • Influencer đang được lựa chọn có khả năng viral trên mạng xã hội dự tính triển khai không?
  • Số lượng các Influencer trong chiến dịch này là bao nhiêu? Số lượng Influencer qua từng giai đoạn (phase) của chiến dịch như thế nào?
  • Trong giai đoạn đầu nên triển khai KOL hay KOC?
  • Nhiệm vụ của Influencer trong từng giai đoạn ra sao?
  • Có cần thiết hợp tác với các Booking Agency không?

Đo lường và báo cáo kết quả

Trước khi giai đoạn nghiệm thu bắt đầu, hãy đảm bảo bạn đã xây dựng được khung báo cáo kết quả chiến dịch. Bạn nên lưu ý:

  • Khung báo cáo này thể hiện được các chỉ số cần thiết và các chỉ số kèm theo trong quá trình theo dõi hiệu quả Influencer. Báo cáo cũng nên tổng hợp các mục chi phí cho từng KPI mục tiêu của chiến dịch, ví dụ: chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (CPL), chi phí cho mỗi lượt click (CPC, chi phí cho mỗi lượt tương tác (CPE)…để thuận tiện trong việc tính ROI.
  • Bạn nên giản lược các chỉ số không cần thiết. Cấp trên hoặc khách hàng của bạn sẽ không đủ thời gian để quan tâm tất cả mọi chỉ số, vậy nên hãy tối lược để họ nắm đủ thông tin trong một lần đọc.

Thông qua bài viết trên, REVU hy vọng bạn đã hiểu được vai trò và cách xác định ROI cho chiến dịch Influencer Marketing. Chúc bạn thành công!

5. Kết luận 

Với những nhãn hàng và đại lý quảng cáo có nhu cầu lượng content lớn
Revu đem lại giải pháp phù hợp nhất. Để nhận được hỗ trợ tốt nhất về Platform và Booking Influencer – KOL – KOC hãy liên hệ với chúng tôi ngay TẠI ĐÂY!
REVU – Influencer Marketing Agency được tin dùng bởi 5000+ nhãn hàng hàng đầu Việt Nam.

Nguồn tham khảo: Mavrck, Niel Schaffer, TREND

Banner_Nền tảng KOC-Reviewer hàng đầu Việt Nam

Nội dung trên được tổng hợp bới REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.

    ĐĂNG KÝ NHẬN DANH SÁCH & BÁO GIÁ INFLUENCER NGAY

    NHẬN TƯ VẤN 1-1 GIẢI PHÁP INFLUENCER MARKETING TỪ CHUYÊN GIA REVU

    Trigger
    REVU – Influencer Marketing Agency được tin dùng bởi 1500+ thương hiệu hàng đầu Việt Nam
    Nội dung trên được tổng hợp bởi REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.

    One thought on “Xác định và tối ưu ROI cho chiến dịch Influencer Marketing

    Comments are closed.

    Back To Top
    Liên hệ zalo

    CẢM ƠN QUÝ DOANH NGHIỆP ĐÃ QUAN TÂM ĐẾN REVU!

    VUI LÒNG TẢI TÀI LIỆU “BÁO CÁO TỔNG QUAN NGÀNH INFLUENCER MARKETING 2023“ Ở LINK DƯỚI

    LINK TẢI TÀI LIỆU

    BÁO CÁO TỔNG QUAN NGÀNH INFLUENCER MARKETING VIỆT NAM 2024

    REVU mời Quý doanh nghiệp điền khảo sát Tổng quan ngành Influencer Marketing tại Việt Nam để nhận:

    • Báo cáo Tổng quan Ngành Influencer Marketing Toàn cầu 2024 (ngay sau khi điền khảo sát)
    • Báo cáo Tổng quan Ngành Influencer Marketing Việt Nam 2024 (được gửi vào mail/Zalo khi Báo cáo hoàn thiện) 

    Điền khảo sát