Dành cho doanh nghiệp

12 Xu hướng TikTok Brand không nên bỏ qua trong năm 2022

12-xu-hướng-TikTok-2022

TikTok đã và đang trở thành một kênh truyền thông các thương hiệu không nên bỏ qua. Vậy thương hiệu cần những thông tin gì trước khi bước vào cuộc đua nội dung trên nền tảng này?

Cùng REVU điểm qua 12 xu hướng TikTok dành riêng cho thương hiệu trong năm 2022 dưới đây nhé.

Xu hướng #1: Sẽ có nhiều Influencer – Brand – Agency “đổ xô” vào TikTok

TikTok đã trở nên phổ biến nhanh chóng đến mức nhiều thương hiệu vẫn chưa hiểu hoặc thậm chí không nhận ra nền tảng này. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi, đặc biệt là bây giờ TikTok đã có một mạng lưới quảng cáo chính thức.

Brand-Agency-Influencer-do-xo-vao-TikTok

Trong những ngày đầu tiên, TikTok chủ yếu được biết đến với những video mang tính giải trí đơn thuần. Tuy nhiên, nguồn khán giả vô tận của TikTok đang dần thu hút nhiều nhà sáng tạo, chuyên gia từ nhiều lĩnh vực đổ về, tiếp thêm nguồn nội dung vô tận cho chính nền tảng này.

Dự kiến trong tương lai gần chúng ta sẽ thấy sự gia tăng đáng kể về số lượng các thương hiệu bắt đầu các hoạt động Marketing trên TikTok trong năm nay, đặc biệt là những thương hiệu hướng đến các mục tiêu Thế hệ Z hoặc Millennials. 

Việc gia tăng các influencer cũng sẽ thúc đẩy số lượng các công ty Truyền Thông – Quảng Cáo (Agency) trên nền tảng này. Sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp hợp tác với các Agency để triển khai các hoạt động Influencer Marketing đến người dùng TikTok.

Xu hướng #2: TikTok vẫn sẽ Viral mạnh mẽ hậu COVID-19

Xu hướng sử dụng TikTok đã gia tăng trước đại dịch, song đại dịch đã tăng tốc đáng kể số lượng người dùng và dành thời gian trên ứng dụng.

Trong bối cảnh các đợt cách ly xã hội đã khiến mọi người có nhiều thời gian rảnh hơn, TikTok xuất hiện như một giải pháp “đốt thời gian” lý tưởng với phần đông người dùng.

Các đợt cách ly xã hội cũng là thời gian hiệu quả để các nhà sáng tạo thử nghiệm các định hướng nội dung mới bên cạnh các video thuần giải trí trên TikTok. Đây là giai đoạn trang xu hướng xuất hiện các nội dung đa dạng hơn như: các video thường nhật trong dịch, mẹo tập thể dục cải thiện sức khỏe, hướng dẫn tự nấu món ngon…

TikTok cũng nhanh chóng chớp lấy thời cơ, thúc đẩy các nội dung độc đáo này đến người dùng thông qua hệ thống thuật toán thông minh. Sau hơn hai năm, vòng tuần hoàn này đã giúp TikTok trở thành một trong những nền tảng chia sẻ video có ảnh hưởng hàng đầu thế giới.

Đại dịch đã tạm thời được kiểm soát tại Việt Nam, TikTok cũng dần trở thành một kênh phân phối nội dung hiệu quả mới cho các nhà sáng tạo. Thành công này có được một phần nhờ khoảng thời gian đủ dài để tiếp cận, giáo dục và thay đổi hành vi sử dụng các nền tảng mạng xã hội của người dùng. 

Xu hướng #3: Nhu cầu xem short video trên mạng xã hội lấn át việc xem TV ở Gen Z

 

Tại Việt Nam, một người có xu hướng xem TV trung bình khoảng 76 phút mỗi ngày (2020). Vào cùng thời điểm, con số này tại Mỹ được Statista ghi nhận là 213 phút. Tuy nhiên, dữ liệu này cũng đang cho thấy sự sụt giảm rõ rệt của xu hướng này trong những năm vừa qua.

Internet cùng smartphone đã định hình lại hành vi sử dụng các phương tiện vô tuyến cổ điển. Xu hướng tiêu thụ các nội dung trực tuyến trên các mạng xã hội dần lấn át nhu cầu xem TV của người trẻ Việt. Ta có thể nhận thấy điều này trong hai năm đại dịch vừa qua, khi định dạng video ngắn (short video) của TikTok đã xuất sắc trong việc tiên phong chiếm trọn thời gian chú ý ngắn ngủi của người dùng trẻ.

Theo như Qustodio, người dùng trẻ từ 4 – 15 tuổi toàn cầu dành gần 75 phút mỗi ngày để sử dụng TikTok (2020), gấp đôi thời gian cùng kỳ năm trước đó. Dữ liệu này cũng cho thấy giới trẻ tại Mỹ thậm chí dành đến 87 phút mỗi ngày để sử dụng TikTok.

Tại thị trường Việt Nam, TikTok cũng nhanh chóng được phổ biến rộng rãi đối với không chỉ Gen Z, mà còn cả các thể hệ lớn tuổi hơn.

TikTok-là-nền-tảng-số-1-được-Gen-Z-lựa-chọn-để-xem-short-video

Với sự bùng nổ của TikTok, không ít các ông lớn khác đã tham gia vào cuộc đua short video như: YouTube Shorts, Instagram – Facebook Reels…Tuy nhiên, vượt mặt được TikTok vẫn sẽ là một bài toán nan giải mà các nền tảng khác phải đối mặt trong năm 2022.

Xu hướng #4: Cơ hội tạo hit viral chỉ sau một đêm

Từ thuở TikTok khai sinh, chúng ta đã bị cuốn hút bởi các video thú vị cùng nền nhạc sôi động trên TikTok. Mặc dù âm nhạc không phải là yêu cầu bắt buộc của các video được lên xu hướng, song cũng có rất nhiều hiện tượng TikTok thành công nhờ chính các bài hát trên TikTok.

https://www.tiktok.com/@arudaum/video/7091519497508605185?is_copy_url=1&is_from_webapp=v1&lang=vi-VN&q=arudaum&t=1653940135829
https://www.tiktok.com/@nicemichael/video/6658388605418867974?refer=embed

Bên cạnh các bài hát nhanh chóng được viral, cũng có những bản nhạc bỗng dưng được các TikToker “đào” lại sau một thời gian dài phát hành.

Bạn còn nhớ Old Town Road chứ? Thời gian đầu ra mắt, LiL Nas X đã tự đăng nhiều video meme về cao bồi trên tất cả các mạng xã hội để quảng cáo cho ca khúc này.

Mọi thứ không quá khả quan cho đến tháng 4 năm 2019, khi TikToker @nicemicheal nhảy trên nền nhạc Old Town Road với hiệu ứng “biến hình” thành cao bồi, ca khúc này đã trở thành một hot meme trên TikTok.

Ngay sau đó 3 tháng, chàng trai 19 tuổi đã tung ra phiên bản phối lại kết hợp cùng Billy Ray Cyrus. Ca khúc này đã khuynh đảo toàn bộ thị trường âm nhạc Bắc Mỹ và toàn cầu thời điểm bấy giờ. Thậm chí, Lil Nas X còn ẵm luôn cả kỷ lục về thời gian đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 100 dài nhất lịch sử (19 tuần liên tiếp).

https://www.youtube.com/watch?v=ptKqFafZgCk
Hành trình thần kỳ của Old Town Road và Lil Nas X

Chúng ta đã được chứng kiến vũ đạo “chặt thịt” từ “2 Phút hơn”, những video nhảy cover “Anh nhà ở đâu thế?” vui nhộn… trong năm vừa qua. Chính vì vậy, ta hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng về nhiều bài hát Việt Nam sẽ tiếp tục gây bão trong thời gian tới.

Xu hướng #5: Sẽ có nhiều meme hơn nữa!

Meme đang ngày càng trở nên phổ biến trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là với Millennials và Thế hệ Z. Tuy việc thể hiện có thể khác biệt so với meme so với ảnh tĩnh, nhưng hiệu quả tương tác của video meme vẫn đang thể hiện lợi tính vượt trội của mình.

Bên cạnh các nội dung thường nhật, các meme sẽ là công cụ hữu ích để thương hiệu và nhà sáng tạo tiếp cận khán giả dễ dàng hơn.  Ngoài ra, việc gắn hashtag #meme vào video sẽ giúp video TikTok của bạn tiếp cận được số lượng khổng lồ những người dùng vui tính trên chính nền tảng này.

Xu hướng #6: Xu hướng xây dựng các video dài tập

Video TikTok đa phần đều là định dạng video ngắn, thời lượng phổ biến nhất trên nền tảng này là khoảng 2-3 phút.  Việc sử dụng thư viện âm nhạc của TikTok đôi khi cũng giới hạn thời lượng của video.

Với các nội dung cần đào sâu hoặc có thời lượng quá dài để truyền tải, nhà sáng tạo và thương hiệu có thể chia nhỏ nội dung để đảm bảo chất lượng tương tác.

https://www.tiktok.com/@hoanghieptiktok/video/7035941699822095618?is_copy_url=1&is_from_webapp=v1

Tuy nhiên, ta không thể cứ cắt nhỏ video rồi đăng lên TikTok. Hãy chuẩn bị một mở đầu thật hoành tráng để giữ người xem ở lại và thêm một cái kết hấp dẫn để cho khán giả lý do xem tiếp phần sau của bạn.

Xu hướng #7: Các Hashtag về thử thách của thương hiệu sẽ phổ biến hơn

Triển khai những thử thách trên TikTok (TikTok challenges) là một cách cực kỳ hiệu quả để lan tỏa hình ảnh của thương hiệu. 

Với định dạng quảng cáo này, thương hiệu sẽ xây dựng nên một thử thách như: hát, nhảy cover, duel,… thu hút các người xem tiềm năng tham gia lan lan tỏa thử thách trên kênh TikTok của họ.

TikTok hashtag challenge

Với các hashtag thử thách của thương hiệu (Branded Hashtag Challenges), TikTok sẽ cung cấp các tùy chọn tốt nhất dành cho brand như:

  • Thêm các hiệu ứng (filter) và các biểu tượng cảm xúc (emoji) đặc trưng của thương hiệu dành riêng cho thử thách.
  • Landing page có mô tả thông tin giải thưởng, hướng dẫn tham gia thử thách.
  • Tổng hợp kết quả thời gian thực của các video tham gia thử thách.

Điểm trừ duy nhất của Brand Hashtag Challenges là chi phí.  Ngoài ra, hãy hiểu rằng thử thách được tạo ra cho những người yêu mến thương hiệu của bạn tham gia, đừng cố nhồi nhét nó thành một quảng cáo xôi thịt.

Xu hướng #8: UGC càng ngày càng quan trọng với Marketer

User – generated Content (UGC) tại TikTok là những video từ những KOC, khách hàng cũ nói về sản phẩm của thương hiệu hoặc chính thương hiệu. Tại đây, các thương hiệu có thể gián tiếp chuyển đổi người xem UGC thành khách hàng hoặc người ủng hộ thương hiệu.

https://www.tiktok.com/@havietanh1703/video/7086059258902498586?is_from_webapp=1&sender_device=pc&web_id=7021339186402690561
https://www.tiktok.com/@teddy2606/video/7089373853264203034?is_from_webapp=1&sender_device=pc&web_id=7021339186402690561

Ngoài ra, UGC cũng là một công cụ duy trì và lan tỏa hình ảnh thương hiệu đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, tìm cách để duy trì nguồn UGC dồi dào sẽ luôn là một thử thách với các Brand.

Không ít thương hiệu khuyến khích khách hàng hãy đăng cảm nhận của mình lên các mạng xã hội. Lý tưởng hơn nữa là gắn cả hashtag của thương hiệu để tăng mức độ nhận diện.

Mục đích sau cùng của việc sử dụng TikTok UGC là để doanh nghiệp tiếp cận điểm chạm với người xem gen Z. Như nhiều bài viết trước đã đề cập, gen Z trao niềm tin cho những người họ thực sự tin chứ không phải các quảng cáo của thương hiệu.

Đôi lúc thương hiệu của bạn sẽ cần UGC để phối hợp cùng các chiến dịch Marketing. Hãy đảm bảo rằng các UGC của thương hiệu bạn thật tự nhiên.  Những lúc như vậy, bạn nên tìm đến các KOC hay các Micro – Nano Influencer thay vì các Celeb.

Xu hướng #9: Dùng Duet để kết nối với nhau

TikTok Duet là tính năng cho phép người dùng chèn video của người dùng bên cạnh video gốc của nhà sáng tạo. Tính năng này sẽ chia màn hình người dùng làm đôi, đồng thời giới hạn nội dung người dùng bằng thời lượng với video gốc.

Duet cho phép người dùng tạo nên các nội dung mới mẻ và độc đáo khi hợp tác với các nhà sáng tạo khác trên khắp nền tảng.

https://www.tiktok.com/@bongtim96/video/7060803358067658010?is_copy_url=1&is_from_webapp=v1

Các thương hiệu có thể tận dụng tính năng này cho các thử thách sắp tới của thương hiệu.  Thương hiệu cũng có thể cân nhắc hợp tác với các Influencer để tiếp cận các tệp người theo dõi của họ.

Xu hướng #10: Mua – bán – affiliate trên TikTok Shop

Theo nhiều nguồn tin, TikTok đã từng có động thái thử nghiệm tính năng cửa hàng ảo tại Việt Nam vào khoảng 2 năm trước và dự định phát hành trong năm 2021. Tuy nhiên, vì không giải quyết được các vấn đề trong quá trình vận hành, mãi đến cuối tháng 4 vừa qua TikTok mới chính thức ra mắt phiên bản Shop của riêng mình.

Xu hướng mua bán affiliate trên chính TikTok - xu hướng TikTok Shop

TikTok Shop là không gian TMĐT hỗ trợ cả doanh nghiệp và nhà sáng tạo. Khác với thương vụ liên kết với các sàn TMĐT như Shopify trước đó, TikTok Shop tự xây dựng một hệ sinh thái mua bán trong chính nền tảng của mình.

Doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình vận hành, tiếp cận khách hàng và bán sản phẩm trên chính nền tảng. Trong khi đó các creator có thể hợp tác với doanh nghiệp thông qua chính hệ thống affiliate của chính TikTok.

Với TikTok Shop, doanh nghiệp đã có sẵn thuật toán TikTok hỗ trợ phân phối nội dung hiệu quả. Điều này khác hẳn với việc doanh nghiệp tự phân tích hành vi mua sắm của khách hàng trên các sàn TMĐT để chọn kênh và nội dung để tiếp cận khách hàng.

Đây cũng là một điểm các doanh nghiệp cần lưu ý. Khác biệt về hành vi mua giữa TikTok Shop (bị động) và các sàn TMĐT khác (chủ động) có thể gây ra một vài mâu thuẫn trong cách xây dựng bộ máy vận hành. 

Xu hướng #11: Quảng cáo như… không quảng cáo

Người dùng trẻ hiện nay rất nhạy cảm với quảng cáo, họ sẽ nhanh chóng đánh giá nội dung của các video có tinh chất “quảng cáo” là không trung thực. Chính vì vậy, TikTok cũng đưa ra các chính sách để hạn chế các quảng cáo xôi thịt trên chính nền tảng.

Hiểu được điều này, các TikToker phải luôn tinh tế khi quảng cáo trong các video được tài trợ.  Để quảng cáo không… còn là quảng cáo.

Với tùy chọn quảng cáo xuất hiện tự nhiên của TikTok (TikTok Native Ads) nhà quảng cáo có thể trộn lẫn quảng cáo vào các nội dung thường ngày của TIkTok.  Khi kết hợp giải pháp này cùng với các TikTok Influencer, thương hiệu hoàn toàn có thể đánh lừa người xem TIkTok.

Người dùng TikTok cơ bản sẽ không dành quá nhiều thời gian để xem chi tiết mô tả của video. Chính vì vậy, nếu nội dung video hấp dẫn, người xem vẫn sẽ yêu thích đánh giá video này giống như các video khác của Influencer.

Xu hướng #12: Định dạng video dài sẽ được phổ cập hơn

Vào tháng 2 vừa qua, TikTok đã chính thức cho phép người dùng đăng các video có thời lượng tối đa 10 phút lên nền tảng này. Đây là động thái nới lỏng thứ 4 từ TikTok sau khi lần lượt cho phép người dùng đăng video dài tối đa 15 giây, 60 giây (2020) và 3 phút (7/2021).

Điều chỉnh này rõ ràng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà sáng tạo TikTok tương lai. Các nội dung trên TikTok được dự đoán sẽ có chiều sâu hơn, thay vì hối hả như cũ.

Nguồn tham khảo: The Influencer Marketing Hub, Decision Lab

Dịch Vụ Booking Influencer TikTok 2022 Việt Nam
REVU – Influencer Marketing Agency được tin dùng bởi 1500+ thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Nội dung trên được tổng hợp bởi REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.

    ĐĂNG KÝ NHẬN DANH SÁCH & BÁO GIÁ INFLUENCER NGAY

    NHẬN TƯ VẤN 1-1 GIẢI PHÁP INFLUENCER MARKETING TỪ CHUYÊN GIA REVU

    Trigger

    One thought on “12 Xu hướng TikTok Brand không nên bỏ qua trong năm 2022

    Comments are closed.

    Back To Top
    Liên hệ MessengerLiên hệ zalo

      ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO CÁO
      INFLUENCER MARKETING VIỆT NAM 2024

      CẢM ƠN QUÝ DOANH NGHIỆP ĐÃ QUAN TÂM ĐẾN REVU!

      VUI LÒNG TẢI TÀI LIỆU "BÁO CÁO INFLUENCER MARKETING VIỆT NAM 2024" Ở LINK DƯỚI

      LINK TẢI TÀI LIỆU