Trong những năm gần đây, một hiện tượng mới đã xuất hiện trong ngành công nghiệp quảng cáo – sự bùng nổ của các Virtual Influencer. Sự ra đời của những nhân vật ảo này đã thu hút sự chú ý lớn đối với lĩnh vực truyền thông xã hội, đồng thời tạo nên một xu hướng mới cho ngành quảng cáo trên toàn cầu.
Bài viết này sẽ cùng bạn đọc khám phá về những điều thú vị xung quanh các Virtual Influencer và cách những influencer ảo này thay đổi ngành quảng cáo hiện nay. Hãy cùng REVU tìm hiểu ngay nhé.
-
1. Virtual Influencer là gì?
Theo định nghĩa, Virtual Influencer là những influencer do công nghệ CGI tạo ra. Mặc dù chỉ là một nhân vật hư cấu, nhưng những influencer này lại sở hữu các đặc điểm và tính cách thực tế như người thật.
(CGI là công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính)
Virtual Influencer đang trở thành một trong những phương pháp tiếp thị phổ biến trong lĩnh vực Influencer marketing.
Bằng khả năng tương tác chân thực và kết nối với khán giả, nhiều Virtual Influencer thậm chí trở thành những cái tên “hot” trên mạng xã hội. Chính vì vậy, có rất nhiều thương hiệu lớn muốn sử dụng Virtual Influencer như một công cụ tiếp thị chính trong các chiến lược marketing của mình.
Đọc thêm: Khám phá KOL ảo – Xu hướng mới trong lĩnh vực Marketing hiện đại
2. Tiềm năng của Virtual Influencer trong ngành quảng cáo
Theo báo cáo của Influencer Marketing Hub, xu hướng marketing này đã tăng 25% so với các năm trước. Bất chấp đại dịch, lĩnh vực Influencer Marketing đã tiến triển vượt bậc từ 1,7 tỷ USD vào năm 2016 lên 9,7 tỷ USD vào năm 2020. Và tăng gấp rưỡi là 13,8 tỷ USD vào cuối năm 2021.
Như vậy có thể thấy Influencer Marketing đang phát triển vượt bậc và trở thành công cụ tiếp thị phổ biến của các nhãn hàng. Bên cạnh việc sử dụng những Influencer thật trong các chiến dịch quảng bá, nhiều nhãn hàng lớn cũng kết hợp Virtual Influencer để tạo nên sức ảnh hưởng rộng rãi cho các chiến dịch của mình.
Christopher Travers, người sáng lập của VirtualHumans.org đã cho rằng virtual influencer có thể làm được mọi việc mà influencer thật có thể làm được, nhưng với nhiều quyền kiểm soát và tương tác hơn.
Thực tế, Virtual Influencer có thể mang lại tỷ lệ tương tác gần gấp ba lần so với influencer thật, điều này cho thấy rằng virtual influencer có khả năng thu hút và tạo khả năng gắn kết với khán giả mục tiêu.
3. Virtual Influencer và những lợi ích không tưởng
Mặc dù chỉ là những nhân vật hư cấu, song Virtual Influencer vẫn đem lại cho các nhãn hàng những lợi ích không tưởng. Cụ thể:
Giảm thiểu rủi ro & quyền kiểm soát hoàn toàn
Bởi Virtual Influencer là những nhân vật được lập trình sẵn, nên các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra và kiểm soát được hình ảnh, tính cách và hành động của Influencer theo ý muốn của mình.
Nhãn hàng không còn phải phụ thuộc vào sự sáng tạo hay lựa chọn như khi hợp tác với influencer thật, mà người lập trình có thể điều chỉnh Virtual Influencer để phù hợp với mục tiêu và xu hướng của chiến dịch quảng cáo.
Chính điều này sẽ giúp các nhãn hàng giảm thiểu rủi ro như scandal, những phát ngôn “vạ miệng” hay những tranh cãi làm ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của doanh nghiệp.
Thông thường đối với các influencer thật, sẽ rất khó cho các nhãn hàng giải quyết những sự kiện “lùm xùm” xung quanh, thậm chí điều này còn ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng và làm giảm thiểu hiệu quả của chiến dịch. Tuy nhiên đối với Virtual Influencer, mọi thứ sẽ có những cách giải quyết nhẹ nhàng hơn chỉ bằng một sự thay đổi nhỏ trong lập trình.
Một điểm thú vị khác của Virtual Influencer đó là họ sẽ không bị hạn chế bởi các yếu tố như tuổi tác và sức khỏe. Các nhà lập trình sẽ liên tục thay đổi influencer theo các diện mạo mới hợp xu hướng hiện tại, vì vậy doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng hơn.
Đọc thêm: Marketing Campaign là gì & 5 loại Campaign không nên bỏ qua
Tiết kiệm chi phí
Đối với các phương pháp Influencer Marketing truyền thống, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra mức chi phí khá cao. Như chí phí book influencer, chi phí sản xuất nội dung, các thiết bị quay chụp.. để tạo ra chiến dịch quảng cáo thành công nhất.
Tuy nhiên, đối với Virtual Influencer, mức chi phí sẽ tiết kiệm hơn nhiều bởi doanh nghiệp chỉ phải trả tiên cho các công ty sáng tạo hoặc các công ty sở hữu virtual influencer.
Tăng tương tác
Theo Forbes, 58% người trả lời khảo sát của The Influencer Marketing Factory cho biết họ theo dõi ít nhất một Virtual Influencer và 35% người tiêu dùng cho biết họ đã mua một sản phẩm do Virtual Influencer quảng bá.
Ngoài ra, tỷ lệ tương tác của Virtual Influencer cao hơn so với influencer thực, đặc biệt là ở phân khúc từ 100.000 đến 1 triệu người theo dõi (Statista). Minh chứng cho sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các Influencer ảo này.
Đọc thêm: 4 chiến lược sử dụng UGC Creator doanh nghiệp cần biết trong năm 2023
4. Liệu Việt Nam đã có Virutal Influencer hay chưa?
Với xu hướng Virtual Influencer phát triển ngày càng mạnh mẽ, rất nhiều đất nước đẫ áp dụng hình thức Marketing này để tăng hiệu quả của chiến dịch tiếp thị. Trong đó có Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều Virtual Influencer với những ngoại hình “siêu thật” được nhiều nhãn hàng lớn sử dụng hình ảnh để quảng bá. Sau đây là một số Virtual Influencer đang gây tiếng vang tại Việt Nam.
Vi An
Vi An là một Virtual Influencer được tạo ra bởi công nghệ CGI, 3D scanning và motion capture. Thật khó để nhận ra cô nàng chỉ là một influencer ảo bởi mọi chi tiết của Vi An từ mái tóc, làn da, thần thái và gu thời trang được tạo hình một cách tỉ mỉ không kém bất kì những influencer thật nổi tiếng nào.
Hiện cô nàng hoạt động chủ yếu trên nền tảng Instagram (@vian.righthere) với cộng đồng hơn 38K followers. Vi An đã hợp tác cùng thương hiệu Viettel và trở thành đại sứ thương hiệu được ra mắt chính thức trong sự kiện đại nhạc nhạc hội Viettel Y-Fest diễn ra vào ngày 21.05 vừa qua tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM)
Sự ra đời của Vi An đã chứng minh công nghệ hình ảnh của Việt Nam đã phát triển đáng kinh ngạc. Và đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực công nghệ CGI của nước nhà để tiếp tục cho ra đời nhiều Virtual Influencer hơn nữa trong tương lai.
E.M OI
E.M OI là một sản phẩm của công ty T&A Ogilvy và Colory, được tạo ra bằng công nghệ CGI và công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP. Đến với trang cá nhân của E.M, người xem sẽ lập tức bị ấn tượng bởi phong cách thời trang cá tính và năng động của cô nàng. Ngoài ra, E.M OI cũng đã chứng minh được mức độ phổ biến của virtual influencer ảo khi quảng bá cho nhiều thương hiệu và sự kiện thời trang nổi tiếng.
Hiện cô nàng có hơn 1000 người theo dõi trên nền tảng Instagram (@e.m.oi) và đã xuất hiện trên nhiều tạp chí và sự kiện thời trang như Môi Điên, Harper’s Bazaar, Elle, Vietnam International Fashion Week,…
Tóc Tiên AI
Tóc Tiên AI là Virtual Influencer đầu tiên được lấy dữ liệu hoàn toàn từ người thật – ca sĩ Tóc Tiên. Cô nàng là sản phẩm đánh dấu sự hợp tác giữa nhãn hàng Clear và T&A Ogilvy. Minh chứng cho sự đột phá của thị trường công nghệ Virtual Influencer tại Việt Nam.
Bằng công nghệ tiên tiến Machine Learning, cô nàng Tóc Tiên “ảo” có thể lọc dữ liệu và tương tác với người dùng thật một cách tự nhiên nhưng không kém phần hài hước và dí dỏm. Thậm chí cô nàng còn sở hữu tính cách và ngoại hình giống đến 95% so với phiên bản gốc. Thật là một cô nàng Influencer thú vị đúng không nào!
Đọc thêm: Bật mí 5 mô hình Digital Content Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
5. Kết luận
Có thể nói Virtual influencer đang là một xu hướng mới và đầy tiềm năng trong ngành quảng cáo. Tuy nhiên để sử dụng Virtual Influencer một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng về mục tiêu, đối tượng và nội dung của loại campaign đó để chiến dịch đạt kết quả tốt hơn.
REVU đem lại giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Để nhận được hỗ trợ tốt nhất về Platform và Booking Influencer – KOL – KOC hãy liên hệ với chúng tôi ngay TẠI ĐÂY!
REVU – Influencer Marketing Agency được tin dùng bởi 5000+ nhãn hàng hàng đầu Việt Nam