Micro Influencer là gì? Bí kíp Booking Micro Influencer
Micro influencer là một khái niệm mới không quá mới, tuy nhiên đây vẫn luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp khi tìm kiếm những gương mặt phù hợp cho chiến dịch.
Vậy micro influencer là gì? Làm sao để tìm kiếm và booking micro influencer phù hợp trên từng nền tảng? Cùng REVU tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Cẩm nang thuê KOL - KOC - Influencer TikTok: giá thuê,...
Tìm kiếm phong cách phù hợp từ 9 hot Fashion TikToker
6 KOC Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm 2024
Micro influencer là gì?
Micro influencer là những người có ảnh hưởng nhỏ. Một micro influencer có khoảng 10.000 đến 100.000 người theo dõi.
Xem thêm: Influencer là gì? Phân loại Influencer theo mục tiêu,...
Hầu hết micro influencer đều có thế mạnh ở những ngách nội dung đặc thù. Chính vì vậy, micro influencer không có tệp người theo dõi (follower) quá rộng như macro hay mega influencer.
Micro influencer xuất hiện ở hầu hết các nền tảng Mạng xã hội:
Micro influencer TikTok
KOC – reviewer, nhà sáng tạo mới nổi….
KOL – chuyên gia
- Review sản phẩm/dịch vụ.
- Tham gia các thử thách của thương hiệu.
- Sáng tạo – sản xuất nội dung cùng sản phẩm/dịch vụ.
- Đưa ra ý kiến chuyên môn về sản phẩm, dịch vụ
Micro influencer Instagram
Hot teen, người mẫu,…
- Review sản phẩm / dịch vụ.
- Sáng tạo – sản xuất nội dung cùng sản phẩm/dịch vụ.
Micro influencer Facebook
Seeder, Reviewer, Blogger, User,…
- Lan tỏa hiệu ứng truyền thông.
- Định hướng quan điểm khách hàng tiềm năng.
Micro influencer YouTube
Vloger, Reviewer,…
- Sản xuất nội dung có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
- Sản xuất các nội dung đánh giá chi tiết về sản phẩm, dịch vụ.
Lợi thế của micro influencer
Micro influencer có những lợi thế riêng mà nếu biết tận dụng, thương hiệu có thể đạt được thành công lớn với mức chi phí tối ưu.
Bạn đang muốn kiếm thêm thu nhập?
Tham gia REVU Platform
REVU Platform giúp kết nối thương hiệu và creator
-
Thương hiệu cần tìm người review, sáng tạo nội dung về mình
-
Creator muốn kiếm thêm thu nhập thông qua việc review, sáng tạo nội dung
-
REVU kết nối hàng ngàn thương hiệu và creator thông qua nền tảng REVU
Xây dựng niềm tin
Điểm mạnh nhất của micro influencer chính là khả năng xây dựng niềm tin.
Những người có ảnh hưởng nhỏ có thể có tương tác thường xuyên hơn với khán giả, vì những người theo dõi họ phần lớn là bạn bè hoặc người quen có chung sở thích. Họ cũng có thể là ai đó đã chia sẻ trải nghiệm ghé thăm một quán cà phê mới, mua một chiếc iPhone mới,… vô tình xuất hiện trên feed của bạn.
Chính vì cả hai đã xây dựng một mối quan hệ chân thật trước khi thương hiệu góp mặt, do đó khi mối quan hệ hợp tác xuất hiện, thương hiệu sẽ được hưởng lợi từ mức độ tin cậy của influencer.
Tuy nhiên, không người xem nào muốn xem một KOC mãi nói tốt về sản phẩm. Cũng chẳng thương hiệu nào muốn thuê một reviewer lúc nào cũng buông lời chê bai. Để tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa, micro influencer cần tìm cách cân bằng tính “thực” trong nội dung của mình, tránh quá sa đà vào một bên của cán cân.
Xem thêm: Review tiêu cực ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua?
Chi phí tối ưu
Chi phí để hợp tác cùng người có ảnh hưởng tỉ lệ thuận với tệp người theo dõi của họ. Có thể hình dung tương đối: một bài đăng từ một ngôi sao (celebrity) có giá trị ngang với hàng trăm bài đăng của các Micro Influencer.
Micro influencer thường tham gia vào các dự án có kinh phí tầm trung. Chính vì vậy, chi phí để hợp tác cùng micro influencer không quá đáng kể. Đôi khi, một vài influencer đồng ý hợp tác miễn phí cùng doanh nghiệp để đổi lấy các ưu đãi của sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.
Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vẫn có thể triển khai các chiến dịch micro influencer marketing mà không cần quá phụ thuộc vào vấn đề tài chính.
Khả năng tương tác mạnh mẽ
Khi một người nổi tiếng chia sẻ một sản phẩm, những người theo dõi có thể xem bài đăng đó như một quảng cáo. Tuy nhiên, một bài đăng khác từ một người bạn trên Facebook của ta có thể được xem là một lời chứng thực không thiên vị. Do đó, những người theo dõi như chúng ta có động cơ để bình luận hoặc chia sẻ bài đăng cho bạn bè.
Báo cáo của Influencer Marketing Hub cũng chỉ ra kết quả tương tự. Cụ thể:
- Tỷ lệ tương tác của micro influencer trong năm 2021 của các micro influencer đạt đỉnh trên TikTok với 13.3%, theo ngay sau đó là YouTube và Instagram với 2.763% và 1.7%.
- Tỷ lệ tương tác của nhóm macro và mega gần như thấp hơn nhóm micro trên TikTok. Đặc biệt, cách biệt về tỷ lệ tương tác giữa nhóm micro và các nhóm influencer lớn hơn lên đến hơn 3%.
Đối với các nền tảng ưu tiên các nội dung có chiều sâu như YouTube, lợi thế tương tác nghiên về nhóm đầu tư chỉnh chu nội dung hơn.
Có thể thấy, với cùng một hiệu quả tương tác, micro influencer mang đến một ROI mạnh mẽ cùng chi phí tối ưu hơn hẳn so với các influencer với quy mô lớn hơn.
Tiềm năng to lớn
Các Influencer hoạt động càng lâu trong ngành sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Đến một lúc nào đó, micro influencer sẽ dần trở thành macro hay mega influencer. Các nội dung hợp tác cùng micro influencer thời điểm hiện tại nhờ vậy cũng sẽ dần có giá trị tiềm năng về dài hạn.
Xem thêm: Case Study Lựa chọn Influencer dựa trên tiềm năng tăng trưởng
Nội dung có hiệu quả
Sự kết nối của micro influencer với khán giả rất có giá trị đối với thương hiệu, nội dung họ tạo ra cũng vậy.
Sự thành công bùng nổ của các nền tảng như TikTok đã cho thấy rằng: nội dung không qua chỉnh sửa, dàn dựng, do người dùng tạo ra (UGC) có tác động tương đương hoặc thậm chí còn mạnh mẽ hơn các nội dung chỉnh chu được quay – dựng bởi các chuyên gia.
Nhiều chuyên gia khuyến khích các thương hiệu nên tận dụng tối đa các bài đăng của các micro influencer bằng cách tái sử dụng các UGC cho các quảng cáo trả phí (paid ads), trên các trang web hoặc ngay tại chính các cửa hàng.
Các UGC mang lại cho thương hiệu cảm giác gần gũi với người tiêu dùng. Thương hiệu không chỉ là thứ mơ hồ, đáng đề phòng. Thương hiệu cũng là sản phẩm do con người tạo nên. Vì vậy, có thể hiểu việc triển khai Influencer Marketing hiệu quả là truyền tải thông điệp từ con người đến con người.
Bài viết liên quan: 45 thống kê bất ngờ về hiệu quả của UGC
Hạn chế của micro influencer là gì?
Khó tìm kiếm micro influencer uy tín
Chính vì micro influencer là những người có lượng theo dõi nhỏ, nên việc tìm kiếm họ khá khó khăn. Nhiều trường hợp cả phòng Marketing phải tiến hành cả một cuộc nghiên cứu gồm nhiều bước mà chỉ tìm ra vài influencer phù hợp.
Tìm kiếm là một chuyện, kiểm tra độ uy tín, phù hợp của influencer tiếp tục là một vấn đề mới cho thương hiệu. Sau khi tìm ra được một vài cái tên, các marketer sẽ phải kiểm tra: độ phủ, khả năng tương tác, hình ảnh, phong cách làm việc, báo giá,… của influencer.
Sau những nỗ lực được bỏ ra, danh sách người ảnh hưởng tiềm năng lúc này chỉ còn dăm ba người, trong khi cần đến vài chục micro influencer để hoàn thành chỉ tiêu chiến dịch.
Khó quản lý nhiều micro influencer cùng lúc
Để hoàn thành chiến dịch, nhiều influencer có thể gian lận bằng cách: sử dụng các dịch vụ tương tác, bình luận tự động, mua lượt theo dõi ảo với giá rất rẻ. Điều này có thể gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.
Kể cả khi toàn bộ influencer thương hiệu hợp tác đều trung thực tuyệt đối, việc vận hành chiến dịch với hàng chục micro influencer tham gia cũng sẽ là một thử thách không nhỏ.
Bên cạnh đó, đội ngũ của doanh nghiệp còn cần phải đối mặt với những vấn đề phát sinh với từng influencer trong chiến dịch: một micro influencer không đồng ý đính kèm logo thương hiệu, một influencer khác khó chịu với tagline… Những vấn đề như vậy luôn hiện hữu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiến độ của chiến dịch.
Vướng mắc với các vấn đề pháp lý
Thông thường, phòng marketing của các doanh nghiệp sẽ không đủ nhân lực có chuyên môn về pháp luật.
Đa số doanh nghiệp lựa chọn để nhân viên quan hệ khách hàng (Account), nhân viên bán hàng (Sales) phụ trách các hợp đồng để tối ưu chi phí. Tuy nhiên, đây sẽ là một thử thách lớn khi các nhân sự không chuyên quản lý số lượng lớn các hợp đồng với nhiều micro influencer trong một thời điểm.
Sự thiếu sót này nhiều lần dẫn đến nhiều tranh cãi đáng tiếc, ảnh hưởng lớn đến danh tiếng thương hiệu, mối quan hệ với các influencer đã hợp tác,… mang lại nhiều hậu quả cả về hình ảnh lẫn doanh số của doanh nghiệp.
Khó đo lường hiệu quả chiến dịch
KPI luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong những lần hợp tác của các bên. KPI chiến dịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm:
- Tổng ngân sách chiến dịch.
- Đối tượng micro influencer thương hiệu hợp tác.
- Kênh và hình thức nội dung đang triển khai.
- Hiệu suất của micro influencer tại từng thời điểm nhất định.
Do đây là các yếu tố thay đổi theo từng thời điểm, dao động tùy ngành hàng, sẽ rất khó để doanh nghiệp tự đặt ra một KPI hợp lý.
Xem thêm: Xác định ROI cho chiến dịch Influencer Marketing
Lượt tiếp cận thấp hơn macro và mega influencer
Như đã nêu ở trên, micro influencer không có lượt theo dõi thấp hơn các influencer tiêu chuẩn. Vì vậy thương hiệu sẽ cần book nhiều micro influencer để có mức reach đạt chỉ tiêu.
Bù lại, micro Influencer có thể tiếp cận đến đúng đối tượng khách hàng với chi phí tối ưu.
Xem thêm: So sánh hiệu quả giữa Micro Influencer và Macro Influencer. Khi nhỏ hơn lại hiệu quả hơn.
4 bước đơn giản tìm micro influencer
Bước 1: Tạo brief chi tiết cho chiến dịch
Để đảm bảo chiến dịch đi theo đúng hướng và tìm được những micro influencer phù hợp, đầu tiên, marketer cần tạo brief chi tiết cho chiến dịch. Bản brief bao gồm các thông tin cơ bản về thương hiệu:
- Logo thương hiệu.
- Tên thương hiệu.
- Tóm tắt về thương hiệu và sản phẩm.
- Các trang truyền thông của thương hiệu.
Ngoài ra, bản brief còn gồm thông tin về chiến dịch như:
- Tên chiến dịch.
- Mô tả ngắn gọn chiến dịch.
- Loại chiến dịch (quan hệ đối tác với người ảnh hưởng hoặc chỉ thuê sản xuất nội dung).
- Chiến dịch sẽ được khởi chạy trên nền tảng nào.
- Mục tiêu chiến dịch.
- Số lượng người ảnh hưởng mong muốn.
- Ngân sách.
Bước 2: Xây dựng chân dung micro influencer lý tưởng
Hoàn thành bản brief, giờ các marketer có thể tạo chân dung micro influencer lý tưởng bao gồm các đặc điểm:
- Vị trí địa lý.
- Ngách nội dung.
- Giới tính.
- Tuổi.
- Tỷ lệ tương tác.
- Số người theo dõi.
Bước 3: Tìm kiếm micro influencer
Sau khi xác định hình ảnh mong muốn, marketer có thể tìm những micro influencer phù hợp theo các nguồn sau sau:
- Tìm kiếm trên các mạng xã hội.
- Tìm kiếm qua hashtag ngành.
- Nền tảng influencer
- Tư vấn từ agency booking.
- Hỏi khách hàng.
Bước 4: Kiểm tra độ phù hợp giữa influencer và thương hiệu
Đây thường là công đoạn bị bỏ qua sau 3 bước trên. Tuy nhiên, quá trình này là đóng vai trò quyết định tới sự thành công của chiến dịch. Để kiểm tra độ tương thích giữa thương hiệu và micro influencer, marketers có thể dùng các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Khán giả của họ có trùng khớp với đối tượng mục tiêu của thương hiệu không?
Influencer phù hợp cho thương hiệu sẽ khác nhau tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu của nhãn hàng. Chẳng hạn: Đối với các thương hiệu thời trang, influencer hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp, sức khỏe, lifestyle… rất được ưa chuộng.
Hoặc những người theo dõi tích cực sẽ mua bất cứ thứ gì mà một influencer đang mặc, ngay cả khi họ không phải là một người có ảnh hưởng về thời trang.
Để kiểm tra chính xác độ trùng khớp về mặt độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý,… REVU sử dụng Nox Influencer – công cụ phân tích Influencer.
Câu hỏi 2: Hình ảnh và giá trị của họ có phù hợp với thương hiệu không?
Một thương hiệu xa xỉ không nên hợp tác với một influencer với các giá trị bình dị, giản đơn. Một thương hiệu hướng đến giá trị xanh, tối giản không nên hợp tác với một influencer ủng hộ chủ nghĩa tiêu dùng, vật chất trong một chiến dịch xanh chỉ để họ thực hành lối sống xanh trong thời gian chiến dịch rồi quay lại lối tiêu dùng cũ trong 1, 2 video sau.
Những sự hợp tác không phù hợp, dù có thể mang lại doanh số ngắn hạn, sẽ ảnh hưởng lớn đến hình ảnh thương hiệu trong dài hạn.
Câu hỏi 3: Nội dung của họ có phù hợp?
Các yếu tố phù hợp của nội dung bao gồm:
- Thông điệp
Phong cách truyền đạt
Hãy nghĩ về loại thông điệp thương hiệu muốn truyền tải, sau đó xem các video mới nhất của influencer. Chúng có tương quan với nhau không?
Nếu câu trả lời là có, thì rất có thể sự cộng tác của nhãn hàng và influencer sẽ được coi là chân thực – và video hợp tác sẽ gây được tiếng vang lớn với khán giả.
Câu hỏi 4: Khán giả có tin lời tư vấn về sản phẩm từ influencer này không?
Với mỗi sản phẩm, người tiêu dùng lại có một nguồn ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ, với những sản phẩm tiêu dùng nhanh, giá vừa tầm, fan sẵn sàng mua trong một nốt nhạc để có thể “cheap moment” (sở hữu sản phẩm giống) với thần tượng. Hay với sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia là bác sĩ, dược sĩ.
Chính vì vậy, cần cân nhắc xem liệu influencer này có phải nguồn ảnh hưởng với người tiêu dùng khi nói đến sản phẩm này không.
Câu hỏi 5: Họ nhận được bao nhiêu lượt tiếp cận, tương tác trên mỗi video?
Càng có nhiều tiếp cận và tương tác, thì thương hiệu càng được lợi. Phạm vi tiếp cận tốt sẽ đảm bảo rằng thương hiệu được nhiều người trong cộng đồng TikTok của influencer nhìn thấy nhất có thể, trong khi mức độ tương tác cao cho thấy video được đón nhận tốt và lượt xem sẽ chuyển thành doanh thu cho thương hiệu.
Câu hỏi 6: Phong cách làm việc của họ như thế nào?
Họ có thể tạo nội dung tùy chỉnh chỉ dành cho thương hiệu không? Họ có sẵn sàng chỉnh sửa nội dung theo feedback? Họ có sẵn sàng thảo luận và làm những việc ngoài thỏa thuận ban đầu để đạt được hiệu quả tốt nhất cho cả 2 bên? Họ đã từng có “phốt” gì với những lần hợp tác với nhãn hàng khác?
Agency và những người làm nhiều chiến dịch thường có một sổ tay để ghi lại cách làm việc của từng influencer giúp các chiến dịch sau hiệu quả hơn. Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên thuê agency đã từng làm với influencer này để hợp tác được trôi chảy nhất.
Câu hỏi 7: Họ tính phí bao nhiêu cho mỗi bài đăng?
Người tiêu dùng phản ứng tốt hơn với việc nhắm mục tiêu lại (retargeting) so với các thông điệp được truyền đi chỉ một lần.
Nếu một người có ảnh hưởng chiếm quá nhiều ngân sách, các thông điệp của thương hiệu có thể nhạt đi trong vài ngày. Việc booking Influencer vì thế trở nên lãng phí. Vì vậy, việc cân nhắc chia ngân sách cho các influencer là cần thiết để tăng khả năng hiển thị cao nhất có thể.
Câu hỏi 8: Họ có thể đưa ra các báo cáo về chỉ số hiệu quả sau chiến dịch được không?
Khả năng đo lường và phân tích hiệu suất của các chiến dịch giúp thương hiệu hiểu rõ hơn về ROI (lợi nhuận trên đầu tư) và hiệu quả của sự hợp tác. Các chỉ số này bao gồm:
- Lượt tiếp cận
Lượt tương tác
Lượt click
Lượt chuyển đổi
Doanh số
…
Tại REVU, những thông tin này sẽ được xuất dưới dạng báo cáo tổng hợp cập nhật liên tục giúp điều chỉnh chiến dịch kịp thời.
Một số lưu ý cho chiến dịch micro influencer thành công
Cùng với các câu hỏi ở trên, REVU đã bao gồm một số gợi ý có thể giúp ích cho sự hợp tác giữa thương hiệu và micro influencer trong chiến dịch tiếp theo của mình:
Giao tiếp
Marketer cần biết rõ nội dung nào phù hợp với doanh nghiệp của mình. Micro influencer sẽ nói về sản phẩm của thương hiệu như thế nào và ở đâu? Điều này giúp người xem biết chính xác những gì đang được quảng cáo và cách tìm hiểu thêm.
Linh hoạt và nhanh nhạy về thời gian
Một số micro influencer có thể cần thêm một chút thời gian để tạo nội dung thương hiệu cần. Điều này là do nhiều người có thể không phải là Influencer toàn thời gian.
Luôn nhất quán
Nếu thương hiệu kết thúc hợp tác với một vài influencer khác nhau cho nhiều chiến dịch, việc giữ tính nhất quán về thông điệp và giao diện là cần thiết. Tuy nhiên, đừng ngại thử nghiệm để tìm ra tiếng nói phù hợp cho thương hiệu trên các mạng xã hội.
Thích ứng với thuật toán của từng mạng xã hội
Cập nhật và thích ứng với thuật toán của nền tảng sẽ giúp sản phẩm truyền thông tiếp cận thêm nhiều khán giả mục tiêu.
Xem thêm: Thuật toán TikTok - 7 tips viral cùng thuật toán 2024
Nội dung trên được thực hiện bới REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.
REVU – Influencer Marketing Agency được tin dùng bởi 1500+ thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Nội dung trên được tổng hợp bởi REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.
Trigger
Copy link
Micro influencer là một khái niệm mới không quá mới, tuy nhiên đây vẫn luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp khi tìm kiếm những gương mặt phù hợp cho chiến dịch.
Vậy micro influencer là gì? Làm sao để tìm kiếm và booking micro influencer phù hợp trên từng nền tảng? Cùng REVU tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Cẩm nang thuê KOL - KOC - Influencer TikTok: giá thuê,...
Tìm kiếm phong cách phù hợp từ 9 hot Fashion TikToker
6 KOC Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm 2024
Micro influencer là gì?
Micro influencer là những người có ảnh hưởng nhỏ. Một micro influencer có khoảng 10.000 đến 100.000 người theo dõi.
Xem thêm: Influencer là gì? Phân loại Influencer theo mục tiêu,...
Hầu hết micro influencer đều có thế mạnh ở những ngách nội dung đặc thù. Chính vì vậy, micro influencer không có tệp người theo dõi (follower) quá rộng như macro hay mega influencer.
Micro influencer xuất hiện ở hầu hết các nền tảng Mạng xã hội:
Micro influencer TikTok | KOC – reviewer, nhà sáng tạo mới nổi…. KOL – chuyên gia |
|
Micro influencer Instagram | Hot teen, người mẫu,… |
|
Micro influencer Facebook | Seeder, Reviewer, Blogger, User,… |
|
Micro influencer YouTube | Vloger, Reviewer,… |
|
Lợi thế của micro influencer
Micro influencer có những lợi thế riêng mà nếu biết tận dụng, thương hiệu có thể đạt được thành công lớn với mức chi phí tối ưu.
Tham gia REVU Platform
- Thương hiệu cần tìm người review, sáng tạo nội dung về mình
- Creator muốn kiếm thêm thu nhập thông qua việc review, sáng tạo nội dung
- REVU kết nối hàng ngàn thương hiệu và creator thông qua nền tảng REVU
Xây dựng niềm tin
Điểm mạnh nhất của micro influencer chính là khả năng xây dựng niềm tin.
Những người có ảnh hưởng nhỏ có thể có tương tác thường xuyên hơn với khán giả, vì những người theo dõi họ phần lớn là bạn bè hoặc người quen có chung sở thích. Họ cũng có thể là ai đó đã chia sẻ trải nghiệm ghé thăm một quán cà phê mới, mua một chiếc iPhone mới,… vô tình xuất hiện trên feed của bạn.
Chính vì cả hai đã xây dựng một mối quan hệ chân thật trước khi thương hiệu góp mặt, do đó khi mối quan hệ hợp tác xuất hiện, thương hiệu sẽ được hưởng lợi từ mức độ tin cậy của influencer.
Tuy nhiên, không người xem nào muốn xem một KOC mãi nói tốt về sản phẩm. Cũng chẳng thương hiệu nào muốn thuê một reviewer lúc nào cũng buông lời chê bai. Để tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa, micro influencer cần tìm cách cân bằng tính “thực” trong nội dung của mình, tránh quá sa đà vào một bên của cán cân.
Xem thêm: Review tiêu cực ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua?
Chi phí tối ưu
Chi phí để hợp tác cùng người có ảnh hưởng tỉ lệ thuận với tệp người theo dõi của họ. Có thể hình dung tương đối: một bài đăng từ một ngôi sao (celebrity) có giá trị ngang với hàng trăm bài đăng của các Micro Influencer.
Micro influencer thường tham gia vào các dự án có kinh phí tầm trung. Chính vì vậy, chi phí để hợp tác cùng micro influencer không quá đáng kể. Đôi khi, một vài influencer đồng ý hợp tác miễn phí cùng doanh nghiệp để đổi lấy các ưu đãi của sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.
Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vẫn có thể triển khai các chiến dịch micro influencer marketing mà không cần quá phụ thuộc vào vấn đề tài chính.
Khả năng tương tác mạnh mẽ
Khi một người nổi tiếng chia sẻ một sản phẩm, những người theo dõi có thể xem bài đăng đó như một quảng cáo. Tuy nhiên, một bài đăng khác từ một người bạn trên Facebook của ta có thể được xem là một lời chứng thực không thiên vị. Do đó, những người theo dõi như chúng ta có động cơ để bình luận hoặc chia sẻ bài đăng cho bạn bè.
Báo cáo của Influencer Marketing Hub cũng chỉ ra kết quả tương tự. Cụ thể:
- Tỷ lệ tương tác của micro influencer trong năm 2021 của các micro influencer đạt đỉnh trên TikTok với 13.3%, theo ngay sau đó là YouTube và Instagram với 2.763% và 1.7%.
- Tỷ lệ tương tác của nhóm macro và mega gần như thấp hơn nhóm micro trên TikTok. Đặc biệt, cách biệt về tỷ lệ tương tác giữa nhóm micro và các nhóm influencer lớn hơn lên đến hơn 3%.
Đối với các nền tảng ưu tiên các nội dung có chiều sâu như YouTube, lợi thế tương tác nghiên về nhóm đầu tư chỉnh chu nội dung hơn.
Có thể thấy, với cùng một hiệu quả tương tác, micro influencer mang đến một ROI mạnh mẽ cùng chi phí tối ưu hơn hẳn so với các influencer với quy mô lớn hơn.
Tiềm năng to lớn
Các Influencer hoạt động càng lâu trong ngành sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Đến một lúc nào đó, micro influencer sẽ dần trở thành macro hay mega influencer. Các nội dung hợp tác cùng micro influencer thời điểm hiện tại nhờ vậy cũng sẽ dần có giá trị tiềm năng về dài hạn.
Xem thêm: Case Study Lựa chọn Influencer dựa trên tiềm năng tăng trưởng
Nội dung có hiệu quả
Sự kết nối của micro influencer với khán giả rất có giá trị đối với thương hiệu, nội dung họ tạo ra cũng vậy.
Sự thành công bùng nổ của các nền tảng như TikTok đã cho thấy rằng: nội dung không qua chỉnh sửa, dàn dựng, do người dùng tạo ra (UGC) có tác động tương đương hoặc thậm chí còn mạnh mẽ hơn các nội dung chỉnh chu được quay – dựng bởi các chuyên gia.
Nhiều chuyên gia khuyến khích các thương hiệu nên tận dụng tối đa các bài đăng của các micro influencer bằng cách tái sử dụng các UGC cho các quảng cáo trả phí (paid ads), trên các trang web hoặc ngay tại chính các cửa hàng.
Các UGC mang lại cho thương hiệu cảm giác gần gũi với người tiêu dùng. Thương hiệu không chỉ là thứ mơ hồ, đáng đề phòng. Thương hiệu cũng là sản phẩm do con người tạo nên. Vì vậy, có thể hiểu việc triển khai Influencer Marketing hiệu quả là truyền tải thông điệp từ con người đến con người.
Bài viết liên quan: 45 thống kê bất ngờ về hiệu quả của UGC
Hạn chế của micro influencer là gì?
Khó tìm kiếm micro influencer uy tín
Chính vì micro influencer là những người có lượng theo dõi nhỏ, nên việc tìm kiếm họ khá khó khăn. Nhiều trường hợp cả phòng Marketing phải tiến hành cả một cuộc nghiên cứu gồm nhiều bước mà chỉ tìm ra vài influencer phù hợp.
Tìm kiếm là một chuyện, kiểm tra độ uy tín, phù hợp của influencer tiếp tục là một vấn đề mới cho thương hiệu. Sau khi tìm ra được một vài cái tên, các marketer sẽ phải kiểm tra: độ phủ, khả năng tương tác, hình ảnh, phong cách làm việc, báo giá,… của influencer.
Sau những nỗ lực được bỏ ra, danh sách người ảnh hưởng tiềm năng lúc này chỉ còn dăm ba người, trong khi cần đến vài chục micro influencer để hoàn thành chỉ tiêu chiến dịch.
Khó quản lý nhiều micro influencer cùng lúc
Để hoàn thành chiến dịch, nhiều influencer có thể gian lận bằng cách: sử dụng các dịch vụ tương tác, bình luận tự động, mua lượt theo dõi ảo với giá rất rẻ. Điều này có thể gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.
Kể cả khi toàn bộ influencer thương hiệu hợp tác đều trung thực tuyệt đối, việc vận hành chiến dịch với hàng chục micro influencer tham gia cũng sẽ là một thử thách không nhỏ.
Bên cạnh đó, đội ngũ của doanh nghiệp còn cần phải đối mặt với những vấn đề phát sinh với từng influencer trong chiến dịch: một micro influencer không đồng ý đính kèm logo thương hiệu, một influencer khác khó chịu với tagline… Những vấn đề như vậy luôn hiện hữu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiến độ của chiến dịch.
Vướng mắc với các vấn đề pháp lý
Thông thường, phòng marketing của các doanh nghiệp sẽ không đủ nhân lực có chuyên môn về pháp luật.
Đa số doanh nghiệp lựa chọn để nhân viên quan hệ khách hàng (Account), nhân viên bán hàng (Sales) phụ trách các hợp đồng để tối ưu chi phí. Tuy nhiên, đây sẽ là một thử thách lớn khi các nhân sự không chuyên quản lý số lượng lớn các hợp đồng với nhiều micro influencer trong một thời điểm.
Sự thiếu sót này nhiều lần dẫn đến nhiều tranh cãi đáng tiếc, ảnh hưởng lớn đến danh tiếng thương hiệu, mối quan hệ với các influencer đã hợp tác,… mang lại nhiều hậu quả cả về hình ảnh lẫn doanh số của doanh nghiệp.
Khó đo lường hiệu quả chiến dịch
KPI luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong những lần hợp tác của các bên. KPI chiến dịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm:
- Tổng ngân sách chiến dịch.
- Đối tượng micro influencer thương hiệu hợp tác.
- Kênh và hình thức nội dung đang triển khai.
- Hiệu suất của micro influencer tại từng thời điểm nhất định.
Do đây là các yếu tố thay đổi theo từng thời điểm, dao động tùy ngành hàng, sẽ rất khó để doanh nghiệp tự đặt ra một KPI hợp lý.
Xem thêm: Xác định ROI cho chiến dịch Influencer Marketing
Lượt tiếp cận thấp hơn macro và mega influencer
Như đã nêu ở trên, micro influencer không có lượt theo dõi thấp hơn các influencer tiêu chuẩn. Vì vậy thương hiệu sẽ cần book nhiều micro influencer để có mức reach đạt chỉ tiêu.
Bù lại, micro Influencer có thể tiếp cận đến đúng đối tượng khách hàng với chi phí tối ưu.
Xem thêm: So sánh hiệu quả giữa Micro Influencer và Macro Influencer. Khi nhỏ hơn lại hiệu quả hơn.
4 bước đơn giản tìm micro influencer
Bước 1: Tạo brief chi tiết cho chiến dịch
Để đảm bảo chiến dịch đi theo đúng hướng và tìm được những micro influencer phù hợp, đầu tiên, marketer cần tạo brief chi tiết cho chiến dịch. Bản brief bao gồm các thông tin cơ bản về thương hiệu:
- Logo thương hiệu.
- Tên thương hiệu.
- Tóm tắt về thương hiệu và sản phẩm.
- Các trang truyền thông của thương hiệu.
Ngoài ra, bản brief còn gồm thông tin về chiến dịch như:
- Tên chiến dịch.
- Mô tả ngắn gọn chiến dịch.
- Loại chiến dịch (quan hệ đối tác với người ảnh hưởng hoặc chỉ thuê sản xuất nội dung).
- Chiến dịch sẽ được khởi chạy trên nền tảng nào.
- Mục tiêu chiến dịch.
- Số lượng người ảnh hưởng mong muốn.
- Ngân sách.
Bước 2: Xây dựng chân dung micro influencer lý tưởng
Hoàn thành bản brief, giờ các marketer có thể tạo chân dung micro influencer lý tưởng bao gồm các đặc điểm:
- Vị trí địa lý.
- Ngách nội dung.
- Giới tính.
- Tuổi.
- Tỷ lệ tương tác.
- Số người theo dõi.
Bước 3: Tìm kiếm micro influencer
Sau khi xác định hình ảnh mong muốn, marketer có thể tìm những micro influencer phù hợp theo các nguồn sau sau:
- Tìm kiếm trên các mạng xã hội.
- Tìm kiếm qua hashtag ngành.
- Nền tảng influencer
- Tư vấn từ agency booking.
- Hỏi khách hàng.
Bước 4: Kiểm tra độ phù hợp giữa influencer và thương hiệu
Đây thường là công đoạn bị bỏ qua sau 3 bước trên. Tuy nhiên, quá trình này là đóng vai trò quyết định tới sự thành công của chiến dịch. Để kiểm tra độ tương thích giữa thương hiệu và micro influencer, marketers có thể dùng các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Khán giả của họ có trùng khớp với đối tượng mục tiêu của thương hiệu không?
Influencer phù hợp cho thương hiệu sẽ khác nhau tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu của nhãn hàng. Chẳng hạn: Đối với các thương hiệu thời trang, influencer hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp, sức khỏe, lifestyle… rất được ưa chuộng.
Hoặc những người theo dõi tích cực sẽ mua bất cứ thứ gì mà một influencer đang mặc, ngay cả khi họ không phải là một người có ảnh hưởng về thời trang.
Để kiểm tra chính xác độ trùng khớp về mặt độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý,… REVU sử dụng Nox Influencer – công cụ phân tích Influencer.
Câu hỏi 2: Hình ảnh và giá trị của họ có phù hợp với thương hiệu không?
Một thương hiệu xa xỉ không nên hợp tác với một influencer với các giá trị bình dị, giản đơn. Một thương hiệu hướng đến giá trị xanh, tối giản không nên hợp tác với một influencer ủng hộ chủ nghĩa tiêu dùng, vật chất trong một chiến dịch xanh chỉ để họ thực hành lối sống xanh trong thời gian chiến dịch rồi quay lại lối tiêu dùng cũ trong 1, 2 video sau.
Những sự hợp tác không phù hợp, dù có thể mang lại doanh số ngắn hạn, sẽ ảnh hưởng lớn đến hình ảnh thương hiệu trong dài hạn.
Câu hỏi 3: Nội dung của họ có phù hợp?
Các yếu tố phù hợp của nội dung bao gồm:
- Thông điệp
Phong cách truyền đạt
Hãy nghĩ về loại thông điệp thương hiệu muốn truyền tải, sau đó xem các video mới nhất của influencer. Chúng có tương quan với nhau không?
Nếu câu trả lời là có, thì rất có thể sự cộng tác của nhãn hàng và influencer sẽ được coi là chân thực – và video hợp tác sẽ gây được tiếng vang lớn với khán giả.
Câu hỏi 4: Khán giả có tin lời tư vấn về sản phẩm từ influencer này không?
Với mỗi sản phẩm, người tiêu dùng lại có một nguồn ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ, với những sản phẩm tiêu dùng nhanh, giá vừa tầm, fan sẵn sàng mua trong một nốt nhạc để có thể “cheap moment” (sở hữu sản phẩm giống) với thần tượng. Hay với sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia là bác sĩ, dược sĩ.
Chính vì vậy, cần cân nhắc xem liệu influencer này có phải nguồn ảnh hưởng với người tiêu dùng khi nói đến sản phẩm này không.
Câu hỏi 5: Họ nhận được bao nhiêu lượt tiếp cận, tương tác trên mỗi video?
Càng có nhiều tiếp cận và tương tác, thì thương hiệu càng được lợi. Phạm vi tiếp cận tốt sẽ đảm bảo rằng thương hiệu được nhiều người trong cộng đồng TikTok của influencer nhìn thấy nhất có thể, trong khi mức độ tương tác cao cho thấy video được đón nhận tốt và lượt xem sẽ chuyển thành doanh thu cho thương hiệu.
Câu hỏi 6: Phong cách làm việc của họ như thế nào?
Họ có thể tạo nội dung tùy chỉnh chỉ dành cho thương hiệu không? Họ có sẵn sàng chỉnh sửa nội dung theo feedback? Họ có sẵn sàng thảo luận và làm những việc ngoài thỏa thuận ban đầu để đạt được hiệu quả tốt nhất cho cả 2 bên? Họ đã từng có “phốt” gì với những lần hợp tác với nhãn hàng khác?
Agency và những người làm nhiều chiến dịch thường có một sổ tay để ghi lại cách làm việc của từng influencer giúp các chiến dịch sau hiệu quả hơn. Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên thuê agency đã từng làm với influencer này để hợp tác được trôi chảy nhất.
Câu hỏi 7: Họ tính phí bao nhiêu cho mỗi bài đăng?
Người tiêu dùng phản ứng tốt hơn với việc nhắm mục tiêu lại (retargeting) so với các thông điệp được truyền đi chỉ một lần.
Nếu một người có ảnh hưởng chiếm quá nhiều ngân sách, các thông điệp của thương hiệu có thể nhạt đi trong vài ngày. Việc booking Influencer vì thế trở nên lãng phí. Vì vậy, việc cân nhắc chia ngân sách cho các influencer là cần thiết để tăng khả năng hiển thị cao nhất có thể.
Câu hỏi 8: Họ có thể đưa ra các báo cáo về chỉ số hiệu quả sau chiến dịch được không?
Khả năng đo lường và phân tích hiệu suất của các chiến dịch giúp thương hiệu hiểu rõ hơn về ROI (lợi nhuận trên đầu tư) và hiệu quả của sự hợp tác. Các chỉ số này bao gồm:
- Lượt tiếp cận
Lượt tương tác
Lượt click
Lượt chuyển đổi
Doanh số
…
Tại REVU, những thông tin này sẽ được xuất dưới dạng báo cáo tổng hợp cập nhật liên tục giúp điều chỉnh chiến dịch kịp thời.
Một số lưu ý cho chiến dịch micro influencer thành công
Cùng với các câu hỏi ở trên, REVU đã bao gồm một số gợi ý có thể giúp ích cho sự hợp tác giữa thương hiệu và micro influencer trong chiến dịch tiếp theo của mình:
Giao tiếp
Marketer cần biết rõ nội dung nào phù hợp với doanh nghiệp của mình. Micro influencer sẽ nói về sản phẩm của thương hiệu như thế nào và ở đâu? Điều này giúp người xem biết chính xác những gì đang được quảng cáo và cách tìm hiểu thêm.
Linh hoạt và nhanh nhạy về thời gian
Một số micro influencer có thể cần thêm một chút thời gian để tạo nội dung thương hiệu cần. Điều này là do nhiều người có thể không phải là Influencer toàn thời gian.
Luôn nhất quán
Nếu thương hiệu kết thúc hợp tác với một vài influencer khác nhau cho nhiều chiến dịch, việc giữ tính nhất quán về thông điệp và giao diện là cần thiết. Tuy nhiên, đừng ngại thử nghiệm để tìm ra tiếng nói phù hợp cho thương hiệu trên các mạng xã hội.
Thích ứng với thuật toán của từng mạng xã hội
Cập nhật và thích ứng với thuật toán của nền tảng sẽ giúp sản phẩm truyền thông tiếp cận thêm nhiều khán giả mục tiêu.
Xem thêm: Thuật toán TikTok - 7 tips viral cùng thuật toán 2024
Nội dung trên được thực hiện bới REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.
9 thoughts on “Micro Influencer là gì? Bí kíp Booking Micro Influencer”
Comments are closed.